Thuế giá trị gia tăng là loại thuế tiêu dùng nhằm động viên một bộ phận thu nhập của người chịu thuế đã sử dụng để mua hàng hóa và được cung cấp dịch vụ. Đây là thuế thu trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Vậy bản chất và đặc điểm của thuế GTGT  là gì?

Phuong phap tinh thue GTGT doi voi doanh nghiep moi thanh lap

1. Bản chất của thuế giá trị gia tăng

Bản chất của thuế giá trị gia tăng là thuế gián thu. Thuế thu đối với người tiêu dùng thông qua việc nộp thuế của người sản xuất, kinh doanh. Tính gián thu của loại thuế gián thu thể hiện ở chỗ người nộp thuế và người thực tế chịu thuế khác nhau.

Người nộp thuế là người sản xuất, kinh doanh nhưng người thực tế chịu thuế là người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ vì số thuế nhà nước thu là một bộ phận cấu thành của giá hàng hóa, dịch vụ. Do tính gián thu này mà thuế giá trị gia tăng có khả năng điều tiết tiêu dùng xã hội. Đây cũng là một loại thuế đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách, dễ quản lý vì người sản xuất, kinh doanh không phải là người thực tế chịu thuế nên sẽ hạn chế động cơ trốn thuế.

Vì thuế giá trị gia tăng cấu thành một phần trong giá bán (giá cả hàng hóa, dịch vụ) nên loại thuế này có ảnh hưởng trực tiếp đến sức tiêu dùng trong nước cũng như chỉ số lạm phát của nền kinh tế. Nhà nước cần quan tâm đến vấn đề này để quyết định những chính sách thuế suất hợp lý trong những giai đoạn nhất định để đảm bảo khi thực hiện thuế giá trị gia tăng không gây ra những xáo trộn lớn trong dân chúng.

>> Hướng dẫn kê khai thuế GTGT 2017

2. Đặc điểm của thuế giá trị gia tăng

Thuế GTGT có những đặc điểm tương đồng với các loại thuế đánh vào hàng hóa dịch vụ khác như: thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu nhập khẩu. Bên cạnh đó, thuế GTGT vẫn có những đặc điểm riêng, cụ thể:

Thứ nhất, thuế GTGT có đối tượng chịu thuế rất rộng. Mọi đối tượng tồn tại trong xã hội, cho dù là tổ chức hay cá nhân, là người nghèo hay người có thu nhập cao đều phải chi trả thu nhập của mình để hưởng thụ kết quả sản xuất kinh doanh tạo ra cho nền kinh tế xã hội. Điều này có ý nghĩa, mọi đối tượng trong xã hội đều là chủ thể nộp thuế, chủ thể thực tế phải trả một phần thu nhập do hành vi tiêu dùng. Đặc điểm này có ý nghĩa quan trọng, bởi việc đánh thuế đối với mọi đối tượng trên phạm vi lãnh thổ thể hiện rõ nét sự công bằng của thuế đồng thời thể hiện thái độ của Nhà nước đối với các loại tiêu dùng trong xã hội.

Thứ hai, thuế GTGT chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ. Việc đánh thuế chỉ trên phần giá trị tăng thêm mà không phải đối với toàn bộ giá trị hàng hóa dịch vụ làm cho số thuế GTGT áp dụng trong mỗi khâu của quá trình lưu thông không gây ra những đột biến về giá cả cho người tiêu dùng. Đặc điểm này còn yêu cầu pháp luật điều chỉnh phải tìm ra cách thức, phương thức phù hợp, có tính khả thi để xác định chính xác phần giá trị tăng thêm làm căn cứ tính thuế.

Bạn cần tư vấn nghiệp vụ kế toán – thuế vui lòng liên hệ tổng đài 1900 6246 của Kế toán Hà Nội để được hỗ trợ!