Bạn đang có nhu cầu thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên bạn chưa biết trình tự, thủ tục, các bước để thành lập công ty, doanh nghiệp cụ thể như thế nào?

thanh-lap-dn

Nhằm giúp các bạn nhanh chóng hoàn thành được thủ tục và hồ sơ thành lập một doanh nghiệp mới. Kế toán Hà Nội xin chia sẻ các thông tin về các bước để thành lập doanh nghiệp (theo Nghị định 109/2004/NĐ-CP ngày 02/4/2004 của Chính phủ). Trước khi khởi sự một doanh nghiệp, bạn cần chọn một loại hình doanh nghiệp phù hợp (công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân…) và tiến hành làm thủ tục thành lập doanh nghiệp theo các bước sau:

Các bước thành lập công ty, doanh nghiệp

Bao gồm 4 bước:

Bước 1: Chuẩn bị Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 thì hồ sơ thành lập công ty cổ phần bao gồm:

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu)

2. Dự thảo Điều lệ công ty

3. Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần(theo mẫu)

4. Bản sao CMND chứng thực của các cổ đông sáng lập

5. Nếu cổ đông là tổ chức cần có:

– Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Bản sao chứng thực CMND của người đại diện theo pháp luật và bản sao CMND chứng thực của người đại diện theo ủy quyền

Ngoài ra, nếu công ty định thành lập có ngành nghề kinh doanh có điều kiện cần bổ sung các giấy tờ sau:

– Ngành nghề yêu cầu vốn pháp định: Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền

– Ngành nghề yêu cầu có chứng chỉ hành nghề: Bản sao chứng thực chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân công ty

Bước 2: Nộp hồ sơ tại phòng Đăng ký kinh doanh có thẩm quyền

Sau khi có đầy đủ các giấy tờ quy định tại Điều 20 Nghị định 43 bạn tiến hành nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính (Điều 25 Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010).

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiêp có thể trực tiếp đi nộp hoặc ủy quyền cho người khác đi nộp. Nếu trường hợp ủy quyền thì người được ủy quyền cần có giấy ủy quyền hợp lệ (Điều 12 Thông tư 14/2010/TT-BKH ngày 04/06/2010)

Sau 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ của bạn hợp lệ bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp (Khoản 4 Điều 25 Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010)

quy-trinh2

Bước 3: Thủ tục làm con dấu pháp nhân

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn cầm một bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến cơ sơ có chức năng khắc dấu để thực hiện việc làm con dấu pháp nhân cho công ty.

Cơ sở khắc dấu sau khi khắc xong dấu pháp nhân sẽ chuyển cho cơ quan công an tỉnh, thành phố để công an tiến hành kiểm tra đăng ký và trả con dấu cho doanh nghiệp.

Theo quy định tại Điều 5 Mục II Thông tư liên tịch số 05/2008/TTLT/BKH-BTC-BCA ngày 29/7/2008 quy định:

“5. Trả kết quả đăng ký con dấu

Trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ khi nhận được con dấu do cơ sở khắc dấu chuyển đến, cơ quan công an có trách nhiệm kiểm tra, đăng ký để trả con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho doanh nghiệp”.

Khi đến nhận con dấu, đại diện doanh nghiệp mang theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản gốc) và xuất trình CMND cho cơ quan công an. Ngoài ra, nếu đại diện hợp pháp của doanh nghiệp không thể trực tiếp đi nhận con dấu thì có thể ủy quyền (ủy quyền có công chứng) cho người khác đến nhận con dấu.

Bước 4: Thủ tục sau đăng ký kinh doanh

Một doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề không có điều kiện sau khi có Đăng ký kinh doanh và con dấu là có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình theo quy định tại Điều 8 Luật Doanh nghiệp.

Tuy nhiên theo quy định pháp luật, sau khi có Đăng ký kinh doanh Doanh nghiệp cần thực hiện các công việc như sau:

–         Đăng báo (Điều 28 Luật Doanh nghiệp);

–         Làm tờ khai và nộp thuế môn bài (Điều 31 Luật Quản lý Thuế, Điều 1 Thông tư Số 42/2003/TT-BTC ngày 07/05/2003 và Điều 1 Nghị định 75/2002/NĐ-CP ngày 30/08/2002 về thuế môn bài);

–         Làm thủ tục in hóa đơn và đăng ký mẫu hóa đơn (Điều 6, Điều 8, Điều 9 Nghị định 51/2009/NĐ-CP);

–         Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện;

Trên đây là các bước thành lập một doanh nghiệp. Bạn có thể chọn một công ty tư vấn chuyên nghiệp giúp bạn làm dịch vụ thành lập doanh nghiệp. Công ty tư vấn sẽ thực hiện tất cả các công đoạn nêu trên, chỉ cần bạn có mặt trong một số khâu bắt buộc như: Ký vào Giấy chứng nhận ĐKKD, ký nhận con dấu… Hãy liên hệ ngay tới đường dây nóng của Kế toán Hà Nội để được tư vấn trực tiếp nhé!

ke-toan-noi-bo

Công ty THÀNH GIA LUẬT – CP Nghiên cứu và hỗ trợ DN Hà Nội (trực thuộc Công ty Kế toán Hà Nội),  tự hào là một trong những Công ty dịch vụ thành lập doanh nghiệp, tư vấn thuế kế toán hàng đầu ở Việt Nam. Công ty thành lập theo Giấy phép đăng ký kinh doanh số : 0103648057 cấp bởi Sở Kế Hoạch và Đầu tư Hà Nội

Lợi ích khi sử dụng dịch vụ thành lập công ty, dịch vụ kế toán của Kế toán Hà Nội

Nội dung

Kế toán làm việc tại công ty

Dịch vụ tư vấn kế toán

Chi phí & nhân sự

Lương cho kế toán = 3.000.000 đồng + Bảo hiểm 21% x 3.000.000 = 3.630.000 đ (BHXH 15%, BHYT 3%, BHTN 1%, CĐ 2%). Lưu ý là bảo hiểm thu trên tổng lương, nếu DN không đóng sẽ bị truy thu và phạt.Doanh nghiệp tốn phí sửa sổ kế toán khoảng 10.000.000 đồng/năm , 30.000.000đ/03 năm.Ngoài ra còn bị phạt về sổ kế toán. Phí dịch vụ kế toán rẻ từ 500.000đ/tháng, Công ty Thành Gia Luật xuất hoá đơn dịch vụ kế toán,DN được đưa vào chi phí hoạt động kinh doanhDN không tốn phí sửa sổ.
Chỉ duy nhất 01 kế toán ở trình độ trung bình vì kế toán giỏi thì mức lương là 5.000.000 đồng hoặc sẽ không làm cho một doanh nghiệp vừa và nhỏ nào cả. 01 giao nhận + 01 kế toán viên + nhiều kế toán trưởng chuyên sâuvề pháp luật hỗ trợ.

Tính ổn định

Tâm lý người lao động thường tìm công việc phong phú hơn, môi trường làm việc khác lạ hơn, thu nhập đột biến (so với việc tăng lương định kỳ từ công ty đang làm) Luôn tìm nhiều phương cách hỗ trợ, chăm sóc khách hàng tốt nhất, hiệu quả nhất để cùng phát triển, hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác để phát triển thương hiệu lớn mạnh.
Kế toán sẽ nghỉ thai sản, ốm đau, gia đình có việc đột xuất…làm gián đoạn công việc. Đội ngũ nhân sự luôn được đào tạo, giám sát, kế thừa trong mọi trường hợp.

Tính hiệu quả

Không có bộ phận giám sát dẫn đến sai sót .Không am hiểu về pháp luật, không cập nhật kịp thời những vấn đề liên quan kế toán, thuế, lao động tiền lương nên vận dụng sai, không phù hợp Cógiám sát kế toán,chuyên viênhỗ trợ.Kiểm tra từng hoá đơn, chứng từ, hồ sơ LĐ để nhận biết chi phí hợp lý, không hợp lý…

Tính an toàn

Thực hiện công tác kế toán, ghi sổ bằng tay hoặc thao tác trên chương trình Excel do kế toán tự tạo, đa phần sổ sách không chi tiết & không đúng mẫu của Bộ tài chính.Đa số kế toán khi nghỉ việc thường xoá dữ liệu hoặc mang toàn bộ dữ liệu đi.Trường hợp doanh nghiệp tự trang bị phần mềm kế toán thì phải tốn kém chi phí tối thiểu cho lần cài đặt ban đầu là 3.000.000đvà khoảng 1.000.000đcho phí bảo trì hàng năm.

DN tốn phí lưu trữ vào ổ cứng vì dữ liệu từ máy vi tính rất dễ bị hư hỏng, nếu có sự cố, phải nhập lại dữ liệu hoặc phục hồi thì chi phí rất cao.

Các phần mềm miễn phí chỉ sử dụng trong thời gian ngắn không nên dùng.

Không bồi thường thiệt hại cho khách hàng

Thực hiện công tác kế toán bằng phần mềm kế toán, sổ sách đầy đủ, chi tiết theo mẫu Bộ Tài Chính ban hành.Doanh nghiệp không tốn chi phí mua phần mềm, bảo trì hàng năm…Dữ liệu được lưu trữ trên máy sever (máy chủ), được backup vào ổ cứng di động, máy tính xách tay, giải trình cho cơ quan thuế bất kỳ lúc nào.

Cam kết với Doanh nghiệp dữ liệu được lưu trữ an toàn trong 10 năm.

Thiệt hại của doanh nghiệp chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm bồi thường theo hợp đồng đã ký.