Trong tháng 10/2016, một số chính sách mới nổi bật bắt đầu có hiệu lực. Trung tâm kế toán Hà Nội giới thiệu tới các bạn kế toán một số chính sách nổi bật, mời các bạn tham khảo!

bhxh

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 10/2016:

1. Mức trợ cấp đối với quân nhân đã xuất ngũ tăng thêm 150.000 đồng/tháng kể từ 01/01/2016

Cụ thể, sẽ điều chỉnh mức trợ cấp hàng tháng đối với quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương hưu như đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc tăng thêm 150.000 đồng/tháng từ 01/01/2016 so với thời điểm từ 31/12/2015 trở về trước.

Như vậy, sau khi điều chỉnh mức trợ cấp mới tương ứng với số năm đã thôi việc, phục viên, xuất ngũ như sau:

– Từ đủ 15 năm đến dưới 16 năm: 1.535.000 đồng/tháng;

– Từ đủ 16 năm đến dưới 17 năm: 1.605.000 đồng/tháng;

– Từ đủ 17 năm đến dưới 18 năm: 1.674.000 đồng/tháng;

– Từ đủ 18 năm đến dưới 19 năm: 1.743.000 đồng/tháng;

– Từ đủ 19 năm đến dưới 20 năm: 1.812.000 đồng/tháng.

Nội dung này được đề cập tại Thông tư 130/2016/TT-BQP có hiệu lực từ 25/10/2016.

2. Hướng dẫn thủ tục đăng ký hải quan điện tử

Theo Quyết định 33/2016/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 13/10/2016, thủ tục đăng ký mới tài khoản truy cập Cổng thông tin hải quan như sau:

– Đầu mối đăng ký của bên sử dụng thông tin gửi 01 bản chính văn bản đến Tổng cục Hải quan theo Mẫu số 02 kèm theo Quyết định 33 để đề nghị đăng ký mới.

– Trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Tổng cục Hải quan cấp tài khoản và thông báo cho bên sử dụng thông tin tài khoản từng cá nhân đăng ký tài khoản bằng hình thức gửi thư điện tử hoặc gửi tin nhắn từ địa chỉ, số điện thoại do Tổng cục Hải quan công bố chính thức.

Xem thêm tại Quyết định 33/2016/QĐ-TTg.

3. Chế độ nghỉ đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng

Để đảm bảo chế độ cho quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng, khác với người lao động chỉ có các chế độ nghỉ phép hàng năm, nghỉ hàng tuần, nghỉ lễ, Tết và nghỉ ốm đau, thai sản theo luật bảo hiểm xã hội thì những người này còn có các chế độ nghỉ phép đặc biệt, nghỉ an dưỡng, điều dưỡng và nghỉ chuẩn bị hưu. Cụ thể như sau:

– Nghỉ hàng tuần: thứ 7, chủ nhật. Trường hợp đặc biệt có thể nghỉ bù vào ngày khác trong tuần.

– Nghỉ phép hàng năm:

Phục vụ dưới 15 năm được nghỉ 20 ngày.

Phục vụ từ đủ 15 năm đến dưới 25 năm được nghỉ 25 ngày.

Phục vụ từ đủ 25 năm được nghỉ 30 ngày.

Nếu đóng quân xa gia đình từ 500 km trở lên hoặc ở quẩn đảo Trường Sa, DK được nghỉ thêm 10 ngày.

Nếu đóng quân a gia đình từ 300 đến dưới 500 km, ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới từ 200 đến dưới 300 km…được nghỉ thêm 05 ngày.

– Nghỉ phép đặc biệt: không quá 10 ngày nếu kết hôn, con đẻ, con nuôi hợp pháp kết hôn hoặc bố mẹ đẻ, bố mẹ vợ/chồng, người nuôi dưỡng hợp pháp của vợ/chồng hoặc bản thân, vợ/chồng, con đẻ, con nuôi hợp pháp đau ốm nặng, gia đình bị thiệt hại nặng về thiên tai dịch bệnh gây ra.

– Nghỉ lễ, tết: ngoài chế độ như đối với người lao động, còn được nghỉ thêm ngày 22/12

– Nghỉ chuẩn bị hưu:

Nếu đóng BHXH từ đủ 20 năm đến dưới 25 năm: được nghỉ 09 tháng.

Nếu đóng BHXH từ đủ 25 năm: được nghỉ 12 tháng.

Nội dung này được đề cập tại Thông tư 113/2016/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 08/10/2016.

Chúc các b ạn thành công!