Hỏi: Chào Trung tâm kế toán Hà Nội. Em là Nguyễn Thị Quỳnh Anh (Cầu Giấy – Hà Nội). Em muốn nhờ trung tâm giải đáp cho em thắc mắc. Em đã học kế toán mới ra trường. Em muốn xin làm kế toán bán hàng nhưng hiện giờ em vẫn chưa hiểu rõ công việc của người kế toán bán hàng cần phải làm những gì? Sự khác nhau giữa kế toán bán hàng và nhân viên kế toán bán hàng là gì. Em muốn học một khóa kế toán thực hành thực tế thì bao giờ có lớp khai giảng? Học phí khóa học như thế nào? Em xin cảm ơn.

Trả lời:

Chào em,

Cảm ơn em đã gửi thắc mắc đến Kế toán Hà Nội. Trung tâm xin trả lời tất cả các thắc mắc của em như sau:

Trong bất kỳ doanh nghiệp nào, dù doanh nghiệp sản xuất hàng hóa, doanh nghiệp thương mại hay doanh nghiệp dịch vụ đều cần phải quan tâm đến việc tiêu thụ và bán được sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp mình. Đây chính là đầu ra của quá trình sản xuất, thương mại của doanh nghiệp. Trong khâu này thì người kế toán bán hàng giữ một vai trò quan trọng trong doanh nghiệp nhằm ổn định doanh thu và hiệu quả kinh doanh.

Vai trò của kế toán bán hàng trong doanh nghiệp

Công việc của kế toán bán hàng

Trong thời điểm cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại cần có sự điều hành quản lý hoạt động kinh doanh của mình một cách hiệu quả để đứng vững trên thị trường và ngày càng phát triển nhanh hơn. Để làm được điều đó doanh nghiệp phải biết sử dụng kế toán như là một công cụ quản lý quan trọng và không thể thiếu được. Đặc biệt là để quản lý tốt nghiệp vụ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa thì công tác kế toán bán hàng phải phát huy hết vai trò chức năng của nó, cần phải biết tổ chức công tác này một cách hợp lý, khoa học và thường xuyên được hoàn thiện phù hợp với từng doanh nghiệp và tình hình thị trường.

Và để hoạch định chính sách nhằm ổn định doanh thu, hiệu quả kinh doanh nhà quản trị cần thông tin mang tính chất quản lý các khâu bán hàng ở bộ phận kế toán, chính vì vậy để kiểm soát, tổ chức chặt chẽ ở công tác kế toán bán hàng được doanh nghiệp cho là cần thiết ở hiện tại cũng như tương lai.

Công việc của kế toán bán hàng

Để trở thành một kế toán bán hàng, mỗi người phải tự chuẩn bị cho mình những kỹ năng cần thiết phù hợp với công việc. Với kế toán bán hàng đòi hỏi cần thành thạo máy tính vào những công việc cụ thể như tạo bảng hàng hóa, tạo vùng nhập dữ liệu, sử dụng các hàm tính toán trong excel…

Các công việc chi tiết của kế toán bán hàng:

  • Định khoản và phân loại chứng từ theo nghiệp vụ kinh tế phát sinh
  • Lập tờ khai hàng hoá mua vào theo biểu mẫu kê khai thuế GTGT
  • Đóng chứng từ theo nghiệp vụ phát sinh , số thứ tự ,thời gian. Lưu trữ , bảo quản.
  • Lập hóa đơn tài chính căn cứ theo hợp đồng kinh tế và đơn đặt hàng đã ký khi đầy đủ điều kiện ghi nhận doanh thu.
  • Cập nhật theo dõi việc giao nhận hóa đơn (mở sổ giao và ký nhận ) .
  • Mở sổ theo dõi các hợp đồng kinh tế dài hạn
  • Lập ,theo dõi thu hồi các biên bản chỉnh sửa ,thanh huỷ hóa đơn kịp thời .
  • Hằng tháng , quý , năm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tài chính trong kỳ (theo biểu mẫu của Cơ quan Thuế)
  • Cân đối số thuế đầu ra phải nộp với số thuế đầu vào để có biện pháp xuất hóa đơn cho hợp lý.
  • Sắp xếp lưu trữ, bảo quản hóa đơn tài chính đã sử dụng.
  • Theo dõi, xác nhận và nhắc nhở các khoản tạm ứng nội bộ
  • Lên kế hoạch thu công nợ và liên hệ với khách hàng.
  • Lập báo cáo tuổi nợ và các báo cáo công nợ phải thu theo yêu cầu quản lý.

Các chức năng chính của kế toán bán hàng

  • Cập nhật các hoá đơn bán hàng, bao gồm hoá đơn bán hàng hoá và hoá đơn bán dịch vụ.
  • Theo dõi tổng hợp và chi tiết bán hàng ra.
  • Theo dõi bán hàng theo bộ phận, cửa hàng, nhân viên bán hàng, theo hợp đồng.
  • Tính thuế GTGT của hàng hoá bán ra.
  • Phân hệ kế toán bán hàng liên kết số liệu với phân hệ kế toán công nợ phải thu, kế toán tổng hợp và kế toán hàng tồn kho.
  • Theo dõi các khoản phải thu, tình hình thu tiền và tình trạng công nợ của khách hàng.
  • Phân hệ kế toán công nợ phải thu liên kết số liệu với phân hệ kế toán bán hàng, kế toán tiền mặt, tiền gửi để có thể lên được các báo cáo công nợ và chuyển số liệu sang phân hệ kế toán tổng hợp.

Mẫu chứng từ kế toán bán hàng hay sử dụng

Chứng từ kế toán bán hàng sử dụng sẽ là :

  • Thẻ quầy hàng
  • Bảng thanh toán hàng đại lý ( nếu là bên nhận làm đại lý)
  • Phiếu thu tiền bán hàng
  • Hóa đơn GTGT, hoặc hóa đơn bán hàng thông thường
  • Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ ( nếu có chi nhánh của hàng phụ thuộc, và áp dụng loại hóa đơn này khi giao nhận)
  • Phiếu xuất kho hàng đại lý – nếu có giao hàng đại lý
  • Bảng kê bán hàng ( dùng để liệt kê hàng bán giá trị thấp, khách mua hàng không càn hóa đơn) , bảng kê này sẽ là cơ sổ để cuối ngày xuất hóa đơn

Công việc hàng ngày:

  • Hàng ngày kế toán bán hàng phải:
  • Nhập số liệu bán hàng, mua hàng vào phần mềm kế toán
  • Tổng hợp số liệu bán hàng, mua hàng hàng ngày báo cáo cho TP Kế toán.
  • Hỗ trợ Kế toán tổng hợp
  • Kiểm tra đối chiếu số liệu mua bán hàng trên phần mềm với số liệu kho và công nợ
  • Theo dõi, tính chiết khấu cho Khách hàng
  •  Hỗ trợ bộ phận kế toán khi cần
  • Các công việc khác theo yêu cầu của ban giám đốc.

Cuối ngày:

  • Cuối ngày vào bảng kê chi tiết các hoá đơn bán hàng và tính tổng giá trị hàng đã bán, thuế GTGT (nếu có) trong ngày
  • Thực hiện việc đối chiếu với thủ kho về số lượng xuất, tồn vào cuối ngày.

Trên đây Trung tâm kế toán Hà Nội đã trả lời giúp bạn hiểu được các công việc của người kế toán bán hàng trong doanh nghiệp cần phải làm những gì. Nếu em muốn nâng cao kỹ năng làm kế toán thực tế có thể tham gia khóa kế toán tổng hợp thực hành thực tế của trung tâm. Các lớp học khai giảng thường xuyên hàng tuần tại cơ sở Cầu Giấy cũng như các cơ sở khác trên địa bàn Hà Nội.

Em có nhu cầu tham gia khóa học hay liên hệ Ms Huế 0973946715 hoặc 0934401811 để được được tư vấn đầy đủ về khóa học, lịch khai giảng cũng như các chương trình khuyến mãi học phí.

Cảm ơn em, chúc em học tập tốt, sớm tìm được công việc như ý!