Như chúng ta đã biết hiện nay kinh tế đất nước đang ở trong giai đoạn khó khăn. Tỷ lệ các bạn sinh viên mới ra trường không xin được việc hoặc đi làm trái ngành chiếm một tỷ lệ khá cao. Vậy ngoài những nguyên nhân khách quan thì những nguyên nhân chủ quan nào khiến các bạn sinh viên mới ra trường khó được tuyển dụng. Trung tâm đào tạo kế toán Hà Nội xin đưa ra 7 lý do để các bạn tham khảo:

7 lý do khiến các bạn sinh viên mới ra trường bị thất nghiệp

1. Bị động khi tìm việc

Các bạn sinh viên mới ra trường thường bị động để đi tìm việc. Thường thì các bạn có suy nghĩ dựa dẫm hoặc ỷ lại vào bố mẹ, người thân, tận dụng các mối quan hệ của bố mẹ xin việc cho hoặc chờ đợi một công ty, cơ quan nào đó tìm đến mình.

=> Lời khuyên cho các bạn là hãy chủ động tìm việc. Trong thời đại công nghệ số và phát triển như hiện nay thì các công ty, cơ quan và doanh nghiệp luôn đề cao tính năng động, cạnh tranh lành mạnh của các ứng viên.

2. Dựa dẫm vào mạng internet thái quá

Chúng ta không thể phủ nhận tính năng và hữu ích của internet, nhất là trong thời buổi @ như hiện nay. Tuy nhiên bạn không nên phụ thuộc vào internet một cách thái quá. Một cuộc khảo sát gần đây cho biết 57% người được phỏng vấn nói họ tìm được công việc hiện tại là nhờ vào các mối quan hệ.

“Có hàng ngàn ứng viên nộp hồ sơ trên mạng vào cùng một vị trị ứng tuyển, nếu bạn muốn có cơ hội lọt vào danh sách phỏng vấn của nhà tuyển dụng, điều quan trọng là bạn phải bằng cách nào đó tạo được ấn tượng riêng cho bản CV của mình hoặc có một vài kết nối với công ty”, bà Brand Karsh, chủ tịch công ty JobBound, gợi ý

3. Không biết thiết lập mạng lưới quan hệ

mo_rong_mang_luoi_cac_moi_quan_he_de_thanh_cong

Như đã nói, các mối quan hệ là một trong những nguồn tiềm năng giúp bạn tìm được công việc như mong muốn. Đó có thể là mối quan hệ của bố mẹ, anh chị em, thầy cô, bạn bè, người quen… Hãy tận dụng tối đa những quan hệ này, đồng thời xây dựng, tạo thêm những mối quan hệ mới, bạn sẽ có nhiều cơ hội việc làm hơn.

4. Sơ yếu lý lịch không ấn tượng

Bạn sẽ sớm bị loại nếu gửi đi bản sơ yếu lý lịch trong đó liệt kê một cách khô khan bằng cấp, danh sách các khóa học, những công việc bạn đã từng làm, những kinh nghiệm bạn đã tích lũy được…

Thay vào đó, hãy cho nhà tuyển dụng biết những khả năng nổi trội của bạn so với những ứng viên khác, bạn có thể mang lại lợi ích gì cho họ nếu như bạn được tuyển dụng…

5. Lý tưởng hóa công việc

Khi mới ra trường, bạn là một người có kiến thức nhưng lại thiếu kinh nghiệm, trong khi công việc ở những vị trí quan trọng với mức lương hấp dẫn đòi hỏi phải có sự kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố này.

Vì vậy bạn đừng nên kỳ vọng quá cao và lý tưởng hóa công việc, ví dụ như đừng đòi hỏi rằng bạn phải ngay lập tức được làm trưởng phòng hoặc trưởng nhóm trong một công ty lớn, điều đó là rất hoang đường.

Hãy chấp nhận vị trí khởi nghiệp là một nhân viên bình thường, sau đó trải qua quá trình làm việc thực tế, tích lũy kinh nghiệm, bạn sẽ dễ dàng có cơ hội thăng tiến và được ngồi vào vị trí mà bạn mong muốn.

6. Xem thường buổi phỏng vấn

Nếu bạn được lọt vào vòng phỏng vấn, hãy chuẩn bị thật kỹ về kiến thức, trình độ, ngoại hình, phong cách ứng xử của mình để nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là một người thật chuyên nghiệp trong công việc, một nhân viên đầy tiềm năng, hứa hẹn sẽ đem đến cho công ty những đóng góp mới, thành công mới. Đến buổi phỏng vấn với trang phục như đi học hoặc đi chơi, nói năng thiếu chững chạc… bạn chỉ có một kết quả là bị loại.

7. Không có kinh nghiệm làm việc thực tế

Bất cứ một cơ quan, doanh nghiệp nào cũng mong muốn tuyển dụng được những người có kinh nghiệm làm việc, vì thế hồ sơ xin việc của bạn cũng sẵn sàng bị loại nếu như không đáp ứng được yêu cầu đó, cho dù bạn có sở hữu một tấm bằng đáng mơ ước! Rất nhiều bạn sinh viên than thở rằng: “Nộp hồ sơ chỗ nào cũng đòi hỏi kinh nghiệm, mà một sinh viên mới ra trường thì lấy đâu ra kinh nghiệm?”. Nếu như những ngày còn học ĐH, bạn chưa kịp tích lũy kinh nghiệm thực tế để tạo lợi thế khi đi xin việc thì bạn vẫn còn kịp làm điều đó sau khi ra trường đấy!, quan trọng là bạn phải tự tạo cho mình lòng quyết tâm và chấp nhận hy sinh thời gian, công sức với những nỗ lực thực sự.

Theo một nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích chính sách thuộc Trường ĐH KHXH-NV (ĐH Quốc gia Hà Nội), có tới 26,2% cử nhân được khảo sát chưa hoặc không tìm được việc làm. Trong số này, có tới 58,2% không biết xin việc ở đâu, 42% còn lại cho hay bị nhà tuyển dụng từ chối do không đáp ứng được yêu cầu. TS Đào Thanh Trường, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích chính sách, cho biết ngay cả những cử nhân đã đi làm cũng gặp không ít thách thức, khi 61% nói mình thiếu kỹ năng làm việc, 42% thiếu kinh nghiệm và có tới 32% thiếu kiến thức chuyên môn. (Nguồn: NLĐ)

Có thể bạn quan tâm:

Trung tâm đào tạo kế toán Hà Nội là trung tâm đào tạo kế toán thực hành thực tế hàng đầu cả nước. Hiện nay đã có 20 cơ sở trên khắp các tỉnh thành chuyên đào tạo kế toán thực hành, làm dịch vụ kế toán cho các doanh nghiệp trên toàn quốc. Chúng tôi vinh dự lọt vào top 10 Thương hiệu tin dùng thủ đô 2014 và rất nhiều giải thưởng danh giá khác. Chúc các bạn sinh viên sớm tìm được công việc tốt!