Để lựa chọn được phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang phù hợp với doanh nghiệp ngoài việc kế toán phải nắm rõ được đặc điểm sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp kế toán còn phải hiểu được sản phẩm dở dang là gì?; Có bao nhiêu cách đánh giá sản phẩm dở dang?; Nội dung các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang?. Mời các bạn theo dõi bài viết sau của Kế Toán Hà Nội.

Như chúng ta đã biết: 

Do vậy trước khi tính giá thành thì bắt buộc doanh nghiệp phải đánh giá sản phẩm dở dang. Vậy sản phẩm dở dang là gi?.

– Sản phẩm dở dang đầu kỳ: Là sản phẩm dở dang cuối kỳ kế toán trước chuyển sang

– Sản phẩm dở dang cuối kỳ: Là những những sản phẩm mà chưa hoàn thành, chưa hoàn thiện đang còn nằm trên quy trình sản xuất. Phải trải qua một hoặc một số công đoạn nữa mới hoàn thành sản phẩm.

Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

Để đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các cách sau:

  1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVL chính trực tiếp hoặc theo chi phí NVL trực tiếp
  2. Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng hoàn thành tương đương
  3. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức.

Căn cứ vào đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp để lựa chọn phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ phù hợp, như sau:

STT Đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Nội dung của phương pháp
1 Doanh nghiệp mà chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm (khoảng 65% đến 80% trở lên) Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu Xem TẠI ĐÂY
2 Doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp, sản phẩm dở nhiều và không đều nhau. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo mức độ hoàn thành tương đương

 

 

Xem TẠI ĐÂY
3 Doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống định mức chi phí sản xuất hợp lý và ổn định.  Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo theo chi phí sản xuất định mức  Xem TẠI ĐÂY

Chúc các bạn thành công!