Trung tâm kế toán Hà Nội hướng dẫn bạn cách tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tỷ lệĐiều kiện áp dụng phương pháp tính giá thành tỷ lệ; Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành; Cách tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ; Ví dụ cụ thể về cách tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tỷ lệ. 

gia-thanh-san-xuat

1. Điều kiện áp dụng cách tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tỷ lệ.

– Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, sử dụng một thứ nguyên vật liệu, thu được nhóm sản phẩm cùng loại với quy cách (kích cỡ) khác nhau và giữa các loại sản phẩm không có một hệ số quy đổi.

– Các lĩnh vực sản xuất thường áp dụng như:

+ Công ty may mặc, sản xuất giày, dép;

+ Doanh nghiệp sản xuất ra các ống nước có quy cách khác nhau;

+ Các công ty dệt kim….

2. Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ.

– Đối tượng tập hợp chi phí: Là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất của nhóm sản phẩm.

– Đối tượng tính giá thành: Là từng quy cách sản phẩm trong nhóm.

Các cơ sở đào tạo kế toán:

3. Cách tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ.

Theo phương pháp này, để tính được giá thành trước hết phải lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ giá thành, tiêu chuẩn phân bổ giá thành có thể là giá thành kế hoạch, giá thành định mức, … (tiêu thức phân bổ phải nhất quán trong kỳ kế toán).

+ Giá thành kế hoạch: Giá thành kế hoạch được xác định trước khi bước vào sản xuất, kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán  chi phí của kỳ kế  hoạch.

+ Giá thành định mức: Giá thành định mức cũng được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm, nhưng nó được xây dựng trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch. Định mức bình quân tiên tiến dựa trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch (thường là ngày đầu tháng) nên giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình sản xuất sản phẩm.

Sau khi lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ giá thành, kế toán tính giá thành như sau:

Bước 1: Tổng cộng chi phí của quá trình sản xuất để tính tổng giá thành thực tế cho nhóm sản phẩm hoàn thành trong kỳ, theo công thức sau:

Bước 2: Tính tỷ lệ giá thành chung cho nhóm sản phẩm theo tiêu thức phân bổ đã lựa chọn (giá thành kế hoạch hoặc giá thành định mức), theo công thức sau:

Lưu ý:  Tổng tiêu thức phân bổtổng giá thành kế hoạch hoặc tổng giá thành định mức của nhóm sản phẩm (tất cả quy cách (kích cỡ) sản phẩm).

Bước 3: Tính giá thành thực tế cho từng quy cách (kích cỡ), theo công thức sau:

4. Ví dụ cụ thể về cách tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ.

Tại doanh sản xuất Dép cùng một loại nguyên liệu trên cùng một dây chuyền sản xuất dép cho ra loại Dép A có 2 kích cỡ khác nhau là Dép A1 và Dép A2. Giữa 2 loại Dép không có hệ số quy đổi. Trong tháng 6/2017 có số liệu sau:

– Tiêu thức phân bổ giá thành là giá thành kế hoạch và giá thành kế hoạch tính cho từng quy cách (kích cỡ) như sau:

– Trong tháng nhập kho 2.000 đôi dép A1 và 1.500 đôi dép A2

– Các khoản mục chi phí tập hợp được như sau:

► Với số liệu trên kế toán tính giá thành như sau:

Bước 1: Tính tổng giá thành thực tế cho loại Dép A hoàn thành trong T5/2017:

Kế toán lập bảng tính giá thành theo bảng sau:

Bước 2: Tính tỷ lệ giá thành loại Dép A:

– Tính tổng giá thành kế hoạch theo sản lượng thực tế để làm tiêu chuẩn phân bổ, theo bảng sau:

– Kế toán lập bảng tính tỷ lệ giá thành theo bảng sau:

Bước 3: Tính giá thành thực tế cho từng loại Dép (dép A1 và dép A2):

– Kế toán lập bảng tính giá thành cho Dép A1, như sau:

– Kế toán lập bảng tính giá thành cho Dép A2, như sau:

Chúc các bạn thành công!