Trung tâm kế toán Hà Nội hướng dẫn cách xác định lãi lỗ và cách chuyển lỗ thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) theo Điều 9 của Thông tư 78/2014/TT-BTC. Theo đó thì việc xác định lãi hay lỗ là dựa vào thu nhập tính thuế chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các kỳ trước.

xac-dinh-lai-lo-chuyen-lo-thue-tndn

Xem thêm: Hướng dẫn tính thuế TNDN mới nhất

1. Cách xác định lãi – lỗ

– Trước đây việc xác định lãi – lỗ là căn cứ vào thu nhập chịu thuế (Theo Điều 9 của TT 123/2012/TT-BTC).

– Nhưng kể từ ngày 2/8/2014 kể từ khi thông tư 78/2014/TT-BTC có hiệu lực thì việc xác định lãi hay lỗ là dựa vào thu nhập tính thuế chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các kỳ trước. (Theo điều 9 của TT 78).

– Theo điều 4 của TT 78/2014/TT-BTC, chúng ta có cách xác định thu nhập tính thuế như sau:

Thu nhập tính thuế = thu nhập chịu thuế – thu nhập miễn thuế + các khoản lỗ được kết chuyển

Trong đó:+ Thu nhập chịu thuế được xác định như sau:

Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – chi phí được trừ + các khoản thu nhập khác

+ Thu nhập được Miễn thuế: Các khoản thu nhập miễn thuế TNDN

– Tại khoản 1 điều 9 của TT 78/2014/TT-BTC có hướng dẫn:

“1. Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập tính thuế chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước chuyển sang.”

Kết hợp với các công thức tính thuế bên trên chúng ta có cách xác định lãi – lỗ trong kỳ như sau:

Đặt: Doanh Thu – Chi phí được trừ + Thu nhập khác – Thu nhập miễn thuế = A.

+ Nếu A < 0 => Kết quả kinh doanh trong kỳ là Lỗ => Doanh nghiệp không phải nộp thuế

+ Nếu A > 0 => Kết quả kinh doanh trong kỳ là Lãi.

Lãi nhưng chưa chắc doanh nghiệp đã phải nộp thuế TNDN vì chúng ta còn có thể có các khoản lỗ của kỳ trước. Khi kết quả kinh doanh là Lãi thì chúng ta được quyền chuyển lỗ (Nếu có)

Chú ý: Đối với các doanh nghiệp không phát sinh thu nhập miễn thuế thì việc xác định lãi hay lỗ được thể hiện ở thu nhập chịu thuế (Tức là: DT + Thu nhập khác < CP được trừ )

2. Cách chuyển lỗ thuế thu nhập doanh nghiệp

luong-huu

– Nguyên tắc chuyển lỗ:

+ Chỉ chuyển lỗ khi xác định được kết quả kinh doanh trong kỳ là lãi.

+ Số lỗ được chuyển phải toàn bộ và liên tục. Nhưng không được lớn hơn số lãi.

+ Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

– Hướng dẫn chuyển lỗ:

2.1. Chuyển lỗ giữa các Qúy:

Ví dụ 1: Năm 2014 Công ty Kế Toán Hà Nội có kết quả như sau:

+ Qúy 1/2014: Lỗ 10 triệu ( Vì lỗ nên KTHN không phải nộp thuế và không được chuyển lỗ).

+ Qúy 2/2014: Lãi 15 triệu => Vì lãi nên KTHN được chuyển lỗ, KTHN sẽ chuyển toàn bộ số lỗ 10tr của quý 1 vào quý 2. Sau khi chuyển thì thu nhập tính thuế chỉ còn 5 triệu. KTHN tính thuế TNDN tạm tính quý 2 trên 5tr đó theo mức thuế suất mà KTHN áp dụng.

Ví dụ 2:

+ Qúy 1/2015: Lỗ 20 triệu.

+ Qúy 2/2015: Lãi 12 triệu. => KTHN sẽ chuyển lỗ từ quý 1 sang quý 2.

Nhưng số lỗ được chuyển tối đa chỉ bằng số lãi tức là chuyển 12tr. Sau khi chuyển lỗ thì Thu nhập tính thuế bằng 0 => KTHN không phải nộp thuế.

Qúy 1 lỗ 20tr đã chuyển 12tr vào quý 2 vậy còn 8tr tiền lỗ KTHN sẽ theo dõi và chuyển vào các quý sau khi quý đó lãi.

( Vì bắt đầu từ quý 4/2014 doanh nghiệp sẽ không phải làm tờ khai thuế TNDN tạm tính quý nữa nên KTHN không nhắc đến các chỉ tiêu trên phần mềm hỗ trợ kê khai).

Ví dụ 3: Công ty X có số liệu tạm tính các quý như sau:

Qúy 1/2014: Lãi 16 triệu => Năm 2013 không lỗ -> không có số lỗ để chuyển => Cty X tính và nộp thuế trên 16tr theo mức thuế suất áp dụng.

Qúy 2/2014: Lãi 8 triệu => nộp thuế.

Qúy 3/2014: Lỗ 11 triệu.

Qúy 4/2014: Lỗ 6 triệu.

Nhưng khi quyết toán thuế TNDN số lỗ được tính ra là 9 triệu ( Tức là năm 2014 công ty X lỗ 9tr).

Đến năm 2015:

Qúy 1/2015: lãi 10 triệu => Vì lãi nên cty X được chuyển lỗ từ năm 2014 sang. Nhưng số lỗ được chuyển kế toán không được lấy ở số lỗ đã tạm tính các quý năm 2014:

( Qúy 3 + quý 4 = 11 + 6 = 17tr). ( đây chỉ là tạm tính).

Mà phải lấy số lỗ khi quyết toán thuế TNDN -> Tức là chỉ được chuyển lỗ 9 triệu

-> Qúy 1 lãi 10 tr, chuyển lỗ 9tr => quý 1 Cty ABC tính thuế trên 1 triệu theo mức thuế suất mà cty X áp dụng.

2.2. Cách chuyển lỗ giữa các năm:

– Doanh nghiệp tạm thời chuyển lỗ vào thu nhập của các quý của năm sau khi lập tờ khai tạm nộp quý và chuyển chính thức vào năm sau khi lập tờ khai quyết toán thuế năm.

Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập (thu nhập chịu thuế đã trừ thu nhập miễn thuế) của những năm tiếp theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

Ví dụ 1: Năm 2013 DN A có phát sinh lỗ là 10 tỷ đồng, năm 2014 DN A có phát sinh thu nhập là 12 tỷ đồng thì toàn bộ số lỗ phát sinh năm 2013 là 10 tỷ đồng, DN A phải chuyển toàn bộ vào thu nhập năm 2014.

Ví dụ thứ 2: Năm 2013 DN B có phát sinh lỗ là 20 tỷ đồng, năm 2014 DN B có phát sinh thu nhập là 15 tỷ đồng thì:

+ DN B phải chuyển toàn bộ số lỗ 15 tỷ đồng vào thu nhập năm 2014;

+ Số lỗ còn lại 5 tỷ đồng, DN B phải theo dõi và chuyển toàn bộ liên tục theo nguyên tắc chuyển lỗ của năm 2013 nêu trên vào các năm tiếp theo, nhưng tối đa không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ. – Ví dụ năm 2014 thì chỉ được chuyển từ năm 2009.

Xem thêm: Cách làm phụ lục chuyển lỗ 03-2A/TNDN

Khi làm tờ khai quyết toán thuế TNDN mẫu 03/TNDN.

Nếu chỉ tiêu C4 – Thu nhập tính thuế có phát sinh dương (lãi) mà các năm trước (trong vòng 5 năm) có số lỗ chưa chuyển hết thì kế toán thực hiện việc chuyển lỗ trên phụ lục 03-2A/TNDN để phần mềm tự động cập nhật số liệu về chỉ tiêu C3 – lỗ từ các năm trước chuyển sang.