Trung tâm kế toán Hà Nội hướng dẫn cách hạch toán giảm giá hàng bán đối với bên mua và bên bán. Mời các bạn theo dõi.
Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm, hàng hoá kém, mất phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế. Hàng hoá, dịch vụ áp dụng hình thức giảm giá dành cho khách hàng thì trên hóa đơn GTGT ghi giá đã giảm dành cho khách hàng, thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.
Việc giảm giá căn cứ vào chất lượng hàng hóa, dịch vụ. Số tiền giảm giá của hàng hoá, dịch vụ đã bán được tính điều chỉnh trên hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trường hợp số tiền giảm giá được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) giảm giá hàng bán thì được lập hoá đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hoá đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.
( Theo TT 64/2013/TT-BTC )
Cũng giống như chiết khấu thương mại, việc hạch toán giảm giá hàng bán cũng phụ thuộc cách người bán lập hóa đơn cung cấp cho bên mua theo chương trình giảm giá.
1. Hạch toán giá ghi trên hóa đơn là giá đã giảm
(Khi không ghi số tiền đã giảm giá trên hóa đơn). Ta định khoản như sau:
Bên bán |
Bên mua |
Nợ TK 111,112,131: Tổng phải thu. Có TK 511: DT đã giảm chưa VAT. Có TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp. |
Nợ TK 156: Giá mua đã giảm chưa VAT Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111,112,331: Tổng thanh toán |
2. Hach toán khi giảm giá ghi vào hóa đơn cuối cùng
Bên Bán |
Bên mua |
Nợ TK 131: Tổng phải thu Nợ TK 532: Giảm giá hàng bán ( QĐ 48 là 5213) Có TK 511: Doanh thu chưa giảm Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp (các bạn hạch toán riêng ra 2 bút toán cho đúng nguyên tắc: không hạch toán nhiều nợ, nhiều nợ nhiều có) |
Nợ TK 156: Giá mua đã giảm Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111,112,331: Tổng thanh toán |
3. Hạch toán khi bên mua lập riêng một hóa đơn điều chỉnh giảm giá hàng bán:
Bên Bán |
Bên mua |
Nợ TK 532 – Giảm giá hàng bán (Theo giá bán chưa có thuế GTGT) Nợ TK 3331 – Thuế GTGT của hàng bán phải giảm giá Có các TK 111, 112, 131,. . |
Nợ 111, 112, 131: Tổng khoản chiết khấu được nhận Có 156: Giá mua được giảm giá Có 1331: giảm khoản thuế GTGT đã được khấu trừ. |
Chúc các bạn thành công!
03654972xx viết
bên mình có lớp đào tạo cấp chứng chỉ CPA ko ạ
Trung tâm kế toán Hà Nội viết
Chào bạn, Kế toán Hà Nội sẽ liên hệ tư vấn trực tiếp cho bạn nhé!
Đỗ Văn Thắng viết
Cho em hỏi nếu như hàng bán về trước, hóa đơn giảm giá về sau thì hạch toán như nào ạ?
Trung tâm kế toán Hà Nội viết
Chào bạn, bạn vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6246 để được tư vấn đầy đủ nhé!
Nguyễn Thị Ánh viết
Công ty bán lô hàng 100kg nhưng do bị hư nên số lượng thực tế chỉ còn 90kg, vậy bên bán phải viết hóa đơn như thế nào? Cảm ơn!
Trung tâm kế toán Hà Nội viết
Chào bạn, bạn cần tư vấn thông tin về nghiệp vụ kế toán – thuế vui lòng liên hệ tổng đài 19006246 để được hỗ trợ nhé!
Vu Dinh Thinh viết
3. Hạch toán khi bên mua lập riêng một hóa đơn điều chỉnh giảm giá hàng bán:
Bên mua
Nợ 111, 112, 131: Tổng khoản chiết khấu được nhận
Có 156: Giá mua được giảm giá
Có 1331: giảm khoản thuế GTGT đã được khấu trừ.
Hướng dẫn kiểu này là sai bét bèn bẹt. Giả sử:
– Trong tháng 01/2016 tôi mua hàng
– Trong tháng 01/2016 tôi cũng đã bán hết mặt hàng này
– Trong tháng 02/2016, tôi mới nhận được hóa đơn giảm giá hàng bán
??? Vậy, nếu hướng dẫn như trên thì sao mà làm !!!!!!!, đó là chưa nói đến việc DN tính giá vốn theo FIFO hoặc LIFO thì lại càng không thể giải quyết được
Nếu muốn giải quyết được tất cả các tính huống thì phải làm như sau
– Bước 1: ghi nhận treo giá trị được giảm giá
Nợ 111, 112, 131: Tổng khoản chiết khấu được nhận
Có 15X (bản chất gần giống với TK 1562): Giá mua được giảm giá
Có 1331: giảm khoản thuế GTGT đã được khấu trừ.
– Bước 2: bán được bao nhieu thì ghi nhận thu nhập bấy nhiêu (cho phần được giảm giá)
Nợ TK 15X
Có TK 711
Làm như thế này sẽ :
– Hạn chế được luôn trường hợp “chuyển giá” giữa các DN với nhau khi có cùng 1 ông chủ hoặc cùng 1 nhó lợi ích
– Nhà nước không bị thất thu tiền thuế
– Chống cạnh tranh không lành mạnh
Các bác xem tôi trình bày như thế này có hợp lý không ?