Trung tâm kế toán Hà Nội giới thiệu những vấn đề chung về hạch toán trong doanh nghiệp xây dựng cơ bản.
1. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh xây dựng cơ bản đến hạch toán kế toán
>> Khóa học kế toán xây dựng chuyên sâu
Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất quan trọng thuộc lĩnh vực công nghiệp nhằm tạo nên cơ sở hạ tầng cho xã hội. Thông thường công tác xây dựng cơ bản do các đơn vị nhận thầu tiến hành.
Đứng trên góc độ kế toán tài chính thì hoạt động của doanh nghiệp xây dựng cơ bản có những đặc điểm cơ bản sau:
– Sản phẩm xây lắp là các công trình, các vật kiến trúc đáp ứng nhu cầu sử dụng toàn xã hội trong các lĩnh vực dân dụng, cầu đường hoặc thủy lợi. Ngoài ra sản phẩm xây dựng cơ bản còn có thể là tư liệu lao động để tiếp tục quá trình sản xuất chẳng hạn các nhà xưởng, xí nghiệp… Những sản phẩm này có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian sản xuất dài nhưng nếu xét từng sản phẩm thì ta lại bắt gặp tính đơn chiếc. Do vậy, việc tổ chức quản lý và hạch toán nhất thiết phải có dự toán thiết kế, thi công.
– Sản phẩm xây dựng cơ bản cố định tại nơi sản xuất đòi hỏi đặt trên một khu vực địa lý nhất định thường được khách hàng chọn trước, để thực hiện được quá trình sản xuất thì các nguồn nhân lực, vật lực (máy móc thiết bị, công cụ lao động, nguyên vật liệu…) phải di chuyển thường xuyên theo địa điểm thi công. Chính vì đặc thù của sản phẩm xây lắp như vậy đã làm ảnh hưởng đến cơ cấu của doanh nghiệp xây dựng, bao gồm nhiều đơn vị nhận thầu rải rác khắp nơi, tách rời với bộ phận kế toán và đơn vị chủ quản.
– Bản chất của sản phẩm xây dựng cùng với cơ cấu hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng đã dẫn đến tình trạng mỗi hợp đồng xây dựng thường chiếm gần hết thời lượng trong năm của kế toán doanh nghiệp.
– Giá tiêu thụ của sản phẩm xây dựng cơ bản dựa theo giá dự toán hoặc trên cơ sở đã điều chỉnh thêm phần thực tế phát sinh ngoài dự toán được phê duyệt hoặc giá thỏa thuận với chủ đầu tư từ trước; do vậy tính hàng hóa của sản phẩm xây lắp thể hiện không rõ ràng. Tất nhiên là chưa đề cập đến doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và nhà ở.
– Phần lớn công việc theo hợp đồng xây dựng đều cần phải thực hiện lắp ráp nhiều loại vất liệu, nhiều bộ phận chi tiết thuộc những nguồn lực khan hiếm quan trọng, do vậy phải có kế hoạch tổ chức thi công cụ thể để tránh tối đa sự gián đoạn trong thi công công trình. Sự gián đoạn của công trình ảnh hưởng rất lớn đến khả năng quay vòng vốn của doanh nghiệp.
– Tổ chức sản xuất trong các doanh nghiệp xây dựng cơ bản ở nước ta hiện nay, phần lớn đều theo phương tức khoán gọn các công trình, các hạng mục công trình đến các đội, các xí nghiệp xây lắp trong nội bộ doanh nghiệp thoe từng hợp đồng xây dựng đấu thầu được. Trong giá khoán gọn bao gồm cả tiền nhân công, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ thi công và các chi phí chung của bộ phận nhận khoán.
Từ các đặc điểm về hoạt động kinh doanh và sản phẩm của ngành xây dựng dẫn đến những điểm khác biệt nhất định trong từng phần hành công tác kế toán. Tuy nhiên, về cơ bản công tác kế toán của doanh nghiệp xây dựng cơ bản cũng bao gồm các phần hành kế toán tương tự như các doanh nghiệp công nghiệp: Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ; kế toán lao động tiền lương; kế toán tài sản cố định, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
2. Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp xây lắp
Theo nguyên lý kế toán, thì kế toán doanh nghiệp xây lắp cũng chính là kế toán của một dạng doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, do vậy về cơ bản hệ thống tài khoản kế toán của doanh nghiệp xây lắp cũng có khá nhiều tài khoản trùng với hệ thống tài khoản kế toán thống nhất áp dụng đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thông thường.
Tuy nhiên để phù hợp với đặc thù của các đối tượng hạch toán kế toán trong doanh nghiệp xây lắp, ngày 16/12/1998 Bộ Tài Chính đã ban hành hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp xây lắp kèm theo Quyết định số 1864/1998/QĐ-BTC về việc “Ban hành chế độ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp xây lắp”.
Đến ngày 09/10/2002 để hướng dẫn thực hiện kế toán phù hợp với các chuẩn mực kế toán mới. Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 89/2002/TT-BTC. Thông tư này cũng tạo nên một số thay đổi đáng kể trong hệ thống tài khoản kế toán.
Xem: Bảng hệ thống tài khoản kế toán theo thông tư 200 mới nhất
Nguyễn Mai Liên viết
Cho mình hỏi tại DN xây lắp bây giờ áp dụng hệ thống tài khoản nào vậy
Trung tâm kế toán Hà Nội viết
Chào Liên, bạn liên hệ tổng đài hỗ trợ nghiệp vụ kế toán miễn phí của Kế toán Hà Nội 19006246 để được tư vấn!