Trung tâm kế toán Hà Nội hướng dẫn kê khai thuế GTGT theo tháng và theo quý mới nhất 2017. Đây là loại thuế mà tất cả các doanh nghiệp đều phải kê khai (kể cả trường hợp không phát sinh hoạt động mua bán)
Công cụ hỗ trợ: để kê khai thuế GTGT thì kế toán cần đến sự hỗ trợ của phần mềm kê khai thuế của Tổng Cục Thuế mới nhất hiện nay là HTKK 3.4.1 – nâng cấp ngày 11/11/2016
Tải về tại đây: Phần mềm HTKK 3.4.1
Sau khi các bạn tải về, cài đặt, mở phần mềm và tích chọn vào mục thuế GTGT:
Để kê khai thuế GTGT các bạn làm theo các bước hướng dẫn duới đây:
Hướng dẫn kê khai thuế GTGT mới nhất 2017
Bước 1: Lựa chọn tờ khai
Tuỳ vào từng doanh nghiệp lựa chọn đăng ký kê khai thuế GTGT theo phương pháp nào thì DN sẽ tích vào tờ khai đó, cụ thể:
– Tờ khai thuế GTGT khấu trừ mẫu 01/GTGT : dành cho đối tượng Doanh nghiệp kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ.
– Tờ khai thuế GTGT trực tiếp trên doanh thu mẫu 04/GTGT: dành cho DN kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
Các bạn lựa chọn 1 trong 2 loại tờ khai trên theo đúng thực tế phương pháp kê thuế mà doanh nghiệp mình đang áp dụng
Bước 2: Lựa chọn kỳ kê khai
– Đối tượng khai thuế GTGT theo quý:
+ Doanh nghiệp mới thành lập.
+ Doanh nghiệp có tổng doanh thu năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống.
– Đối tượng kê khai thuế theo tháng:
Dành cho doanh nghiệp có tổng doanh thu năm trước liền kề trên 50 tỷ.
Các bạn xác định doanh thu năm trước liền kề của doanh nghiệp mình để lựa chọn kỳ kê khai thuế phù hợp
(Kế Toán Hà Nội đang tích chọn kỳ kê khai theo quý)
Sau khi các bạn chọn kỳ theo tháng hoặc theo quý xong thì chúng ta chọn tiếp ô màu xanh: để chi tiết cho việc kê khai cho tháng nào/ quý nào/ năm nào
Bạn đang kê khai cho tháng/Qúy nào thì chọn đúng thời gian đó.
Bước 3: Chọn phụ lục kê khai:
Bắt đầu từ phiên bản PM HTKK 3.4.0 sẽ không còn phụ lục Bảng kê bán ra 01-1/GTGT và Bảng kê mua vào 01-2/GTGT
(Theo luật thuế sửa đổi số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014 hiệu lực ngày 1/1/2015 thì kể từ năm 2015 hồ sơ khai thuế không cần phải nộp kèm theo 2 phụ lục trên).
– Sau khi chọn xong bước 2 và bước 3 các bạn ấn “ Đồng ý ” để vào giao diện của tờ khai:
Mẫu tờ khai thuế GTGT – Mẫu 01/GTGT Mẫu số: 01/GTGT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính )
Hướng dẫn Cách làm tờ khai thuế GTGT – Mẫu 01/GTGT
Về mặt tổng quan:
Điểm khác biệt của tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT thẻo thông tư 26/2015/TT-BTC trên phần mềm HTKK 3.4… so với tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT thẻo thông tư 156/2013/TT-BTC trên PM HTKK các phiên bản trước là có thểm chỉ tiêu Hàng hoá, dịch vụ bán ra không tính thuế [32a] trên tờ khai.
– Trên phần mềm HTKK 3.4… không còn tồn tại 2 phụ lục mua vào – bán ra
=> Sự thay đổi này gây khó khăn cho kế toán khi tổng hợp số liệu để đưa vào tờ khai thuế GTGT 01/GTGT
Sau đây, Trung tâm kế toán Hà Nội sẽ đưa ra 1 vài gợi ý để các bạn có cách tổng hợp số liệu để đưa vào các chỉ tiêu trên tờ khai khi không có phụ lục:
Cách 1. Dùng số liệu đã hạch toán trên sổ sách kế toán:
+ Số liệu được lấy tại các sổ TK 3331 – Thuế GTGT đầu ra, TK 1331 – Thuế GTGT đầu vào
+ Kết hợp với các TK liên quan để tổng hợp số liệu
Song, Các này có nhiều hạn chế: Ngoài việc khó tổng hợp số liệu theo từng chỉ tiêu mà còn không có số liệu để đối chiếu, nếu các bạn định khoản hạch toán sai (thừa, thiếu hóa đơn, sai số tiền…) thì số liệu đưa lên tờ khai cũng sai theo
(Và thực tế là vẫn có nhiều điểm khác biệt giữa Luật thuế, và Luật kế toán khi ghi sổ)
Cách 2: Sử dụng số liệu trên PM kế toán:
Hầu hết các phần mềm kế toán hiện nay đều có phân hệ Thuế => Các bạn có thể sử dụng số liệu đã được tổng hợp trên phân hệ này để đưa vào các chỉ tiêu trên PM HTKK
Nếu phần mềm của cty các bạn đang dùng đã nâng cấp có mẫu tờ khai thuế GTGT 01/GTGT theo thông tư 26/2015/TT-BTC thì có thể sử dụng luôn được.
Cách 3: Dùng bảng tính Excel để tổng hợp số liệu mua vào – bán ra trên Excel theo đúng các chỉ tiêu trên tờ khai.
Dưới đây, Kế Toán Hà Nội sẽ đi hướng dẫn các bạn lập từng chỉ tiêu cụ thể trên tờ khai thuế GTGT
– Chỉ tiêu [21]: Nếu trong kỳ kê khai không phát sinh các hoạt động mua bán HHDV thì NNT vẫn phải lập tờ khai và gửi đến cơ quan thuế. Trên tờ khai, NNT đánh dấu “X” vào ô chỉ tiêu [21] – “Không phát sinh hoạt động mua, bán trong kỳ”.
Khi đánh dấu “X” vào chỉ tiêu [21], NNT không cần phải điền số 0 vào ô mã số của các chỉ tiêu phản ánh giá trị và thuế GTGT của HHDV mua vào, bán ra trong kỳ.
– Chỉ tiêu [22]-Thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước: số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số thuế đã ghi trên chỉ tiêu [43] của Tờ khai thuế GTGT kỳ trước.
chỉ tiêu này phần mềm sẽ tự cập nhập từ chỉ tiêu [43]: Thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau từ tờ khai thuế GTGT kỳ trước (nếu có)
Ví dụ: Các bạn đang thực hiện kê khai thuế GTGT theo quý – Cho quý 3 năm 2016
Thì kỳ trước của quý 3 năm 2016 là quý 2 năm 2016
Mà quý 2/2016: các bạn kê khai ra kết quả là chỉ tiêu 43 = 1.000.000 => quý 2/2016 các bạn không phải nộp thuế => số tiền 1 triệu này sẽ được chuyển sang chỉ tiêu 22 của kỳ sau – tức là chuyển sang chỉ tiêu 22 của quý 3 năm 2016
Chú ý:- Nếu phần mềm (Lỗi) không tự động cập nhập thì các bạn tiến hành gõ tay số liệu.
Nếu bạn gõ trực tiếp số tiền vào chỉ tiêu 22 này mà không đúng bằng số tiền tại chỉ tiêu 43 của tờ khai thuế kỳ trước
thì phần mềm sẽ hiện thị ra thông báo “Giá trị của chỉ tiêu này khác với giá trị của chỉ tiêu kỳ trước chuyển sang. Đề nghị xem lại!“
Bạn sẽ phải kiểm tra lại số tiền tại chỉ tiêu 43 của tờ khai thuế kỳ trước là bao nhiều và điền đúng số tiền đó vào chỉ tiêu 22 của tờ khai thuế kỳ này.
Từ chỉ tiêu 23 đến chỉ tiêu 32a các bạn lấy số liệu theo 1 trong các cách mà Kế Toán Hà Nội đã gợi ý ở trên để đưa vào tờ khai
Trong đó:
– Chỉ tiêu [23]: Số liệu ghi vào mã số này là tổng số giá trị HHDV mua vào trong kỳ chưa có thuế GTGT. Số liệu này được lấy từ số liệu dòng “Tổng giá trị HHDV mua vào”
– Chỉ tiêu [24]: Số liệu ghi vào mã số này được lấy từ số liệu ở dòng “Tổng số thuế HHDV mua vào”
– Chỉ tiêu [25]: “Tổng số thuế GTGT được khấu trừ kỳ này”: Đây là số tiền thuế GTGT đầu vào đủ điều kiện được khấu theo quy định về Thuế GTGT.
– Chỉ tiêu [26]: Là tổng doanh thu bán ra của các mặt hàng không chịu thuế phát sinh trong kỳ
– Chỉ tiêu [27] = Chỉ tiêu [29] + Chỉ tiêu [30] + Chỉ tiêu [32] (Phần mềm tự động tổng hợp)
– Chỉ tiêu [28] = Chỉ tiêu [31] + Chỉ tiêu [33] (Phần mềm tự động tổng hợp)
Các chỉ tiêu từ 26 đến 33 là tổng hợp số liệu của doanh thu và thuế GTGT đầu ra theo các mức thuế suất
– Chỉ tiêu [32a]: Hàng hoá, dịch vụ bán ra không tính thuế trên tờ khai; => Đây là nơi để tập hợp DOANH THU bán ra của các mặt hàng “KHÔNG PHẢI KÊ KHAI NỘP THUẾ”
Các sản phẩm này đang được quy định tại điều số 5 của TT 219/2013/TT-BTC (Được bổ sung bởi Khoản 1 Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC, Điều 1 Thông tư 193/2015/TT-BTC.
Ví dụ như: bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. Trên hóa đơn GTGT, ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.
– Các chỉ tiêu [34], [35], [36] : Phần mềm sẽ tự nhảy số liệu cho các bạn.
– Chỉ tiêu [37], [38]: Hai chỉ tiêu này chỉ sử sụng khi có kết quả của việc điều chỉnh kê khai bổ sung thuế GTGT của kỳ trước, liên quan đến chỉ tiêu [43] trên tờ “KHBS”.
+ Chỉ tiêu [37] “Điều chỉnh giảm”: Nhập điều chỉnh giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ của các kỳ trước (nếu trong kỳ có kê khai bổ sung bản giải trình 01/ KHBS).
+ Chỉ tiêu [38] “Điều chỉnh tăng”: Nhập số thuế điều chỉnh tăng số thuế GTGT còn được khấu trừ của các kỳ trước (nếu trong kỳ có kê khai bổ sung bản giải trình 01/ KHBS).
+ Chỉ tiêu [40] – Thuế GTGT còn phải nộp trong kỳ: số tiền phát sinh tại chỉ tiêu [40] là số tiền thuế GTGT phải mang đi nộp trong kỳ. Hạn nộp tiền cũng chính là hạn nộp tờ khai.
+ Chỉ tiêu [43] – Thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau: khi có số tiền phát sinh tại chỉ tiêu [43] thì DN không phải nộp thuế trong kỳ. Số tiền này sẽ chuyển sang chỉ tiêu [22] của kỳ sau.
Bước 5: Nộp tờ khai:
Sau khi đã hoàn thành việc kê khai, các bạn kết xuất tờ khai dưới định dạng XML để nộp.
– Hình thức nộp tờ khai: Qua mạng.
Tham khảo: Hướng dẫn cách nộp tờ khai thuế qua mạng.
– Thời hạn nộp tờ khai:
+ Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế GTGT theo tháng chậm nhất là ngày thứ 20 (hai mươi) của tháng sau.
+ Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế GTGT theo quý là ngày thứ 30 (ba mươi) của quý tiếp theo.
Ví dụ: Thời hạn nộp tờ khai của quý 3 năm 2016 => chậm nhất là ngày 30/10/2016
Bước 6: Nộp tiền thuế GTGT (Nếu có)
Sau khi hoàn thành tờ khai, để biết kỳ kê khai này doanh nghiệp bạn có phải nộp thuế tiền thuế GTGT hay không, các bạn sẽ tiến hành kiểm tra số tiền phát sinh tại chỉ tiêu 40 và 43 trên tờ khai 01/GTGT
+ Trường hợp 1: Nếu có số tiền phát sinh tại chỉ tiêu 40 – Thuế GTGT còn phải nộp trong kỳ: Thì đây là số tiền mà các bạn phải mang đi nộp.
– Thời hạn nộp tiền thuế: Nếu sau khi các bạn kê khai xong tờ khai thuế mà có số tiền phát sinh tại chỉ tiêu 40 trên tờ 01/GTGT thì thời hạn nộp tiền thuế giống với thời hạn nộp tờ khai
Như trong tờ khai mẫu 01/GTGT bên trên Kế Toán Hà Nội đã kê khai thì chỉ tiêu 40 = 2 triệu.
2 triệu này là tiền thuế GTGT của quý 3 năm 2016 nên hạn nộp 2 triệu tiền thuế GTGT này là ngày 30/10/2016
+ Trường hợp 2: Nếu có số tiền phát sinh tại chỉ tiêu 43 – Thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau:
Thì kỳ kê kê này doanh nghiệp sẽ không phải nộp tiền thuế GTGT, chỉ cần nộp tờ khai thuế GTGT mẫu 01/GTGT qua mạng là xong
09623642xx viết
Cho m hỏi mình lập hóa đơn điện tủ xong rôi mà ko biết nộp như thế nào hướng dẫn mình với
Trung tâm kế toán Hà Nội viết
Chào bạn, Kế toán Hà Nội sẽ tư vấn trực tiếp cho bạn nha!
083460XX91 viết
mình làm kế toán thuế( thuế GTGT, thuế TNDN) thì mình cần những số liêu và chưng từ gì a