Trung tâm kế toán Hà Nội giới thiệu hướng dẫn quyết toán thuế TNCN 2017 chi tiết, đầy đủ theo hướng dẫn quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN), hỗ trợ cá nhân, tổ chức thuận lợi hơn trong việc quyết toán thuế TNCN năm 2016 ban hành ngày 3/3/2017

Công văn hướng dẫn quyết toán thuế TNCN của các cục thuế:

– Cục thuế thành phố Hà Nội:   Công văn số 5286/CT-TNCN ngày 16/02/2017. Nhưng do công văn 5286/CT-TNCN có 1 số sau sót nên Ngày 21/02/2017, Cục thuế thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 6046/CT-TNCN để đính chính sai sót trong việc soạn thảo Công văn số 5286/CT-TNCN ngày 16/02/2017.

– Cục thuế tỉnh An Giang: đã có Công văn số 242/CT-TNCN ngày 15/02/2017.

Những công văn này hướng dẫn một cách cụ thể trong việc quyết toán thuế thu nhập cá nhân 2016, như là: Đối tượng phải quyết toán thuế, ủy quyền quyết toán thuế, hồ sơ quyết toán thuế, và cấp mã số thuế người phụ thuộc.…

Căn cứ thực hiện: Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 (Thông tư số 111/2013/TT-BTC), Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 (Thông tư số 156/2013/TT-BTC) Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014; Thông tư số 128/TT-BTC ngày 05/9/2014, Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 (Thông tư số 92/2015/TT-BTC) của Bộ Tài chính và các văn bản hướng dẫn thi hành.

I. Đối tượng quyết toán thuế TNCN

Tổng quan về đối tượng phải phải thực hiện quyết toán thuế TNCN

Đối tượng

Nghĩa vụ

Tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập
(Doanh nghiệp)

Quyết toán cho phần thu nhập mà doanh nghiệp đã chi trả trong năm

Cá nhân có thu nhập
(Người lao động)

Quyết toán cho phần thu nhập mà mình đã được nhận trong năm

Mối liên hệ giữa người lao động và doanh nghiệp

Cá nhân có thể ủy quyền cho doanh nghiệp quyết toán thay cho mình nếu đủ điều kiện được ủy quyền theo quy định.

Cụ thể chi tiết như sau:

1. Đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập (gọi chung là Doanh nghiệp)

– Doanh nghiệp có phát sinh chi trả thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai QTT TNCN và QTT TNCN thay cho các cá nhân có ủy quyền không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế. Trường hợp tổ chức, cá nhân không phát sinh trả thu nhập thì không phải khai QTT TNCN.

Tức là:

+ Nếu doanh nghiệp bạn có trả thu nhập cho người lao động thì phải làm tờ khai quyết toán thuế TNCN – Cho dù không phát sinh số tiền thuế TNCN phải khấu trừ hay phải nộp.

+ Nếu trong năm công ty bạn không trả lương thì không phải làm tờ khai QTT TNCN

2. Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công

– Phải Quyết toán thuế TNCN:

+ Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai QTT nếu có số thuế phải nộp thêm hoặc có số thuế nộp thừa đề nghị hoàn hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp.

+ Cá nhân có thể thực hiện Quyết toán bằng 1 trong 2 cách sau:

C1: Tự làm trực tiếp với CQT

C2: Ủy quyền cho doanh nghiệp quyết toán thay nếu đủ điều kiện

Các trường hợp không bắt buộc cá nhân phải Quyết toán thuế TNCN:

– Cá nhân có số thuế phải nộp nhỏ hơn số thuế đã tạm nộp mà không có yêu cầu hoàn thuế hoặc bù trừ thuế vào kỳ sau.

– Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị mà có thêm thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng, đã được TCTTN nhập khấu trừ thuế tại nguồn theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu thì không QTT đối với phần thu nhập này.

– Cá nhân được người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm mà người sử dụng lao động hoặc doanh nghiệp bảo hiểm đã khấu trừ thuế TNCN theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm tương ứng với phần người sử dụng lao động theo hướng dẫn tại Khoản 2, Điều 14 Thông tư số 92/2015/TT-BTC thì không phải QTT đối với phần thu nhập này.

3. Về việc ủy quyền quyết toán thuế

3.1. Trường hợp ủy quyền quyết toán thuế

Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền cho TCTTN QTT thay trong các trường hợp sau:

– Cá nhân chỉ có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một nơi và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm ủy quyền QTT, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm được ủy quyền QTT tại TCTTN đó đối với phần thu nhập do tổ chức đó chi trả, kể cả trường hợp cá nhân đồng thời có thu nhập từ bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm mà đã khấu trừ thuế TNCN 10%.

Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một nơi và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm ủy quyền QTT, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm, đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng đã được đơn vị trả thu nhập khấu trừ thuế 10% mà không có yêu cầu QTT đối với phần thu nhập này. Nếu cá nhân có yêu cầu QTT đối với thu nhập vãng lai thì cá nhân trực tiếp QTT với CQT.

Trường hợp TCTTN thực hiện việc tổ chức lại doanh nghiệp (chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi) và người lao động được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới (tổ chức được hình thành sau khi tổ chức lại doanh nghiệp), nếu trong năm người lao động không có thêm thu nhập từ tiền lương, tiền công tại một nơi nào khác thì được ủy quyền QTT cho tổ chức mới QTT thay đối với cả phần thu nhập tổ chức cũ chi trả (tổ chức mới phải thu lại chứng từ khấu trừ thuế TNCN do tổ chức cũ đã cấp cho người lao động). Trường hợp điều chuyển người lao động giữa các tổ chức trong cùng một hệ thống như: Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty mẹ – con, Trụ sở chính và chi nhánh thì cũng được áp dụng nguyên tắc ủy quyền QTT như đối với trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp.

Cá nhân ủy quyền cho TCTTN quyết toán thay theo mẫu số 02/UQ-QTT- TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC kèm theo bản chụp hóa đơn, chứng từ chứng minh đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học (nếu có).

Các bạn có thể tham khảo mẫu giấy ủy quyền và tải về tại đây: Mẫu giấy ủy quyền quyết toán thuế TNCN

Trường hợp TCTTN có số lượng lớn người lao động ủy quyền QTT thì TCTTN có thể lập danh sách các cá nhân ủy quyền trong đó phản ánh đầy đủ các nội dung tại mẫu số 02/UQ-QTT-TNCN đồng thời cam kết tính chính xác, trung thực và chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu, nội dung trong danh sách.

TCTTN chỉ thực hiện QTT thay cho cá nhân đối với phần thu nhập từ tiền lương, tiền công mà cá nhân nhận được từ TCTTN. Trường hợp TCTTN sau khi thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi doanh nghiệp và thực hiện QTT theo ủy quyền của người lao động được điều chuyển từ tổ chức cũ sang thì tổ chức mới có trách nhiệm QTT đối với cả phần thu nhập do tổ chức cũ chi trả.

Ví dụ: Năm 2016, Bà A có thu nhập từ tiền lương theo hợp đồng lao động dài hạn tại Công ty Kế Toán Hà Nội, đồng thời có thu nhập vãng lai tại các nơi khác (cty B) là 90 triệu đồng đã bị cty B khấu trừ thuế TNCN 10%. Như vậy, thu nhập vãng lai bình quân tháng trong năm 2016 của Bà A nhỏ hơn 10 triệu đồng (90 triệu đồng : 12 tháng = 7,5 triệu đồng/tháng), nếu Bà A thuộc diện phải quyết toán thuế và không có yêu cầu quyết toán thuế đối với thu nhập vãng lai thì Bà A ủy quyền quyết toán thuế năm 2016 cho Công ty Kế Toán Hà Nội. Công ty Kế Toán Hà Nội chỉ quyết toán thuế thay Bà A đối với phần thu nhập do Công ty Kế Toán Hà Nội  trả.

– Cá nhân ủy quyền cho tổ chức trả thu nhập quyết toán thay theo mẫu số 02/UQ-QTT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính, kèm theo bản chụp hóa đơn, chứng từ chứng minh đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học (nếu có).

Trường hợp tổ chức trả thu nhập có số lượng lớn người lao động ủy quyền quyết toán thuế thì tổ chức trả thu nhập có thể lập danh sách các cá nhân ủy quyền trong đó phản ánh đầy đủ các nội dung tại mẫu số 02/UQ-QTT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính, đồng thời cam kết tính chính xác, trung thực và chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu, nội dung trong danh sách.

3.2. Trường hợp không ủy quyền quyết toán thuế (Cá nhân quyết toán thuế trực tiếp với cơ quan thuế)

– Trong năm, Làm việc tại 1 nơi duy nhất (cty bạn) nhưng ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng.

– Trong năm, Làm việc từ 2 nơi trở lên sẽ không được ủy quyền nếu:

+ Những nơi đó đều ký HĐLĐ từ 3 tháng trở lên.

+ Hoặc 1 nơi ký từ 3 tháng trở lên, các nơi khác ký dưới 3 tháng nhưng chưa bị khấu trừ thuế (bao gồm trường hợp chưa đến mức khấu trừ (thu nhập dưới 2 triệu/lần) và đã đến mức khấu trừ nhưng không khấu trừ (không khấu trừ hoặc đã làm cam kết thu nhập số 02/CK-TNCN)

Ví dụ: Năm 2016, Ông B có thu nhập từ tiền lương theo hợp đồng lao động trên 03 tháng tại Công ty Kế Toán Hà Nội, tháng 10/2016 ông B có thu nhập vãng lai tại Công ty K là 1,5 triệu đồng chưa đến mức khấu trừ thuế. Như vậy, trong năm 2016 Ông B có một khoản thu nhập chưa khấu trừ thuế, nên Ông B sẽ không đủ kiện để ủy quyền cho Công ty Kế Toán Hà Nội quyết toán thay.

3.3. Trường hợp điều chỉnh sau khi đã ủy quyền quyết toán thuế

Cá nhân sau khi đã ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập đã thực hiện quyết toán thay cho cá nhân, nếu phát hiện cá nhân thuộc diện trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập không điều chỉnh lại quyết toán thuế TNCN, chỉ cấp chứng từ khấu trừ cho cá nhân theo số quyết toán và ghi vào góc dưới bên trái của chứng từ khấu trừ thuế nội dung: “Công ty… đã quyết toán thuế TNCN thay cho ông/bà …. (theo ủy quyền) tại dòng (số thứ tự) …của Phụ lục Bảng kê 05-1/BK-QTT-TNCN” để cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế.

II. Chuẩn bị và tập hợp Hồ sơ để có thông tin là quyết toán QTT TNCN:

– Tập hợp DS NLĐ đã đc trả lương trong năm  (ko PB có bị KT Thuế hay ko)

– Hướng dẫn NLĐ làm giống UQ QTT

– Rà soát MST TNCN (Ai chưa có thì  ĐK (Theo quy định tại TT 95/2016 thì Thời hạn đăng ký MST cá nhân chậm nhất là trước khi nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN năm 10 ngày)

– Tổng hợp thông tin giảm trừ gia cảnh:

+ BT : Xem làm mấy nơi .

+ NPT : Kiểm tra lại mẫu 02/ĐK-NPT-TNCN

III. Hồ sơ QTT TNCN:

Hồ sơ khai QTT TNCN năm 2016 thực hiện theo hướng dẫn tại Điểm b.2.1, Khoản 2, Điều 21; Khoản 6, Khoản 7, Điều 24; Phụ Lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC:

1. Đối với TCTTN từ tiền lương, tiền công:

Tờ khai số 05/QTT-TNCN và các Phụ lục bảng kê số: 05-1/BK-QTT- TNCN, 05-2/BK-QTT-TNCN, 05-3/BK-QTT-TNCN.

2. Đối với các cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công QTT trực tiếp với CQT:

Tờ khai mẫu số 02/QTT-TNCN Bảng kê mẫu số 02-1/BK-QTT-TNCN.

Bản chụp các chứng từ chứng minh số thuế đã khấu trừ, đã tạm nộp trong năm, số thuế đã nộp ở nước ngoài (nếu có). Cá nhân cam kết chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin trên bản chụp đó. Trường hợp TCTTN không cấp chứng từ khấu trừ thuế cho cá nhân do TCTTN đã chấm dứt hoạt động thì CQT căn cứ cơ sở dữ liệu của ngành thuế để xem xét xử lý hồ sơ QTT cho cá nhân mà không bắt buộc phải có chứng từ khấu trừ thuế.

Trường hợp, theo quy định của luật pháp nước ngoài, CQT nước ngoài không cấp giấy xác nhận số thuế đã nộp, người nộp thuế có thể nộp bản chụp Giấy chứng nhận khấu trừ thuế (ghi rõ đã nộp thuế theo tờ khai thuế thu nhập nào) do cơ quan trả thu nhập cấp hoặc bản chụp chứng từ ngân hàng đối với số thuế đã nộp ở nước ngoài có xác nhận của người nộp thuế.

Bản chụp các hóa đơn chứng từ chứng minh khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học (nếu có).

Trường hợp cá nhân nhận thu nhập từ các tổ chức Quốc tế, Đại sứ quán, Lãnh sự quán và nhận thu nhập từ nước ngoài phải có tài liệu chứng minh về số tiền đã trả của đơn vị, tổ chức trả thu nhập ở nước ngoài.

TCTTN truy cập trang www.gdt.gov.vn hoặc tncnonline.com.vn để tải về một trong các phần mềm nộp hồ sơ khai thuế qua mạng iHTKK, phiên bản 3.4.0, phần mềm hỗ trợ kê khai thuế HTKK, phiên bản 3.4.1; phần mềm TNCN Online, phiên bản 3.3.1 để tải các Tờ khai, Phụ lục bảng kê kèm theo trên để khai QTT TNCN năm 2016 (cập nhật khi có phiên bản mới nhất trên các ứng dụng của ngành thuế).

IV. Nơi nộp hồ sơ QTT TNCN:

1. Đối với TCTTN:

Nơi nộp hồ sơ QTT TNCN năm 2016 đối với TCTTN từ tiền lương, tiền công thực hiện theo hướng dẫn tại điểm c, khoản 1, Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC.

TCTTN nộp hồ sơ QTT TNCN tại Cục Thuế hoặc Chi cục Thuế trực tiếp quản lý, cụ thể:

TCTTN là cơ sở sản xuất, kinh doanh nộp hồ sơ khai thuế tại CQT trực tiếp quản lý tổ chức.

TCTTN là cơ quan Trung ương; cơ quan thuộc, trực thuộc Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh; cơ quan cấp tỉnh nộp hồ sơ khai thuế tại Cục Thuế nơi tổ chức đóng trụ sở chính.

TCTTN là cơ quan thuộc, trực thuộc UBND cấp huyện; cơ quan cấp huyện nộp hồ sơ khai thuế tại Chi cục Thuế nơi tổ chức đóng trụ sở chính.

TCTTN là các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, văn phòng đại diện của các tổ chức nước ngoài nộp hồ sơ khai thuế tại Cục Thuế nơi tổ chức đóng trụ sở chính.

2. Đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công QTT trực tiếp với CQT:

2.1. Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp khai thuế thì nơi nộp hồ sơ QTT là Cục Thuế nơi cá nhân nộp hồ sơ khai thuế trong năm.

2.2. Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công từ hai nơi trở lên thuộc diện QTT trực tiếp với CQT thì nơi nộp hồ sơ QTT như sau:

– Cá nhân đã tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại TCTTN nào thì nộp hồ sơ QTT tại CQT trực tiếp quản lý TCTTN đó. Trường hợp cá nhân có thay đổi nơi làm việc và tại TCTTN cuối cùng có tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân thì nộp hồ sơ QTT tại CQT quản lý TCTTN cuối cùng. Trường hợp cá nhân có thay đổi nơi làm việc và tại TCTTN cuối cùng không tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân thì nộp hồ sơ QTT tại Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú (nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú).

– Trường hợp cá nhân chưa tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân ở bất cứ TCTTN nào thì nộp hồ sơ QTT tại Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú (nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú).

2.3. Trường hợp cá nhân không ký hợp đồng lao động, hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng, hoặc ký hợp đồng cung cấp dịch vụ có thu nhập tại một nơi hoặc nhiều nơi đã khấu trừ 10% thì QTT tại Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú (nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú).

2.4. Cá nhân trong năm có thu nhập từ tiền lương, tiền công tại một nơi hoặc nhiều nơi nhưng tại thời điểm QTT không làm việc tại TCTTN nào thì nơi nộp hồ sơ QTT là Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú (nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú).

V. Thời hạn nộp

Tổ chức trả thu nhập và cá nhân thuộc diện khai quyết toán thuế nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch. Nhưng Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính khuyến khích người nộp thuế nộp trước thời gian này để tránh ùn tắc và khó khăn cho cả cơ quan thuế và người nộp thuế