Hướng dẫn kế toán tổng hợp tiền lương doanh nghiệp xây dựng:
Hướng dẫn làm kế toán tiền lương doanh nghiệp xây dựng
1. Tài khoản sử dụng
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương sử dụng các tài khoản:
– TÀI KHOẢN 334 – PHẢI TRẢ CÔNG NHÂN VIÊN
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên của doanh nghiệp xây lắp xây dựng về tiền lương, phụ cấp lưu động, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của công nhân viên (thuộc biên chế của doanh nghiệp) và tiền công phải trả cho lao động thuê ngoài.
Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 334 – Phải trả công nhân viên
Bên Nợ:
– Các khoản tiền lương, phụ cấp lưu động, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản khác đã ứng, đã trả trước cho công nhân viên;
– Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của công nhân viên;
– Các khoản tiền công đã ứng trước hoặc đã trả với lao động thuê ngoài.
Bên Có:
– Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản khác phải trả cho công nhân viên;
– Các khoản tiền công phải trả cho lao động thuê ngoài
Số dư bên Có:
– Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác còn phải trả cho công nhân viên;
– Các khoản tiền công còn phải trả cho lao động thuê ngoài
Tài khoản 334 có thể có số dư bên Nợ (trong trường hợp rất cá biệt), số dư Nợ TK 334 (nếu có) phản ánh số tiền đã trả quá số phải trả về tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác cho công nhân viên.
Tài khoản 334 – Phải trả công nhân viên, có 2 tài khoản cấp 2:
– Tài khoản 3341 – Phải trả công nhân viên: Dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên của doanh nghiệp xây lắp về tiền lương, tiền phụ cấp lưu động, tiền chi cho lao động nữ, tiền công các khoản mang tính chất lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của công nhân viên (thuộc biên chế của doanh nghiệp)
– Tài khoản 3342 – Phải trả lao động thuê ngoài: Dùng để phản ánh các khoản trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho các lao động thuê ngoài không thuộc biên chế của doanh nghiệp xây lắp.
TÀI KHOẢN 3353 – QUỸ DỰ PHÒNG TRỢ CẤP MẤT VIỆC LÀM
Tài khoản này dùng để phản ánh số liệu có, tình hình trích lập và sử dụng quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm của doanh nghiệp.
Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 3353 – Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm:
Bên Nợ:
– Trợ cấp tiền cho người lao động bị mất việc làm
– Chi phí đào tạo lại cho người lao động
– Trích nộp để hình thành quỹ dự phòng vè trợ cấp mất việc là của cấp trên.
Bên Có:
– Trích lập quỹ tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp
– Do cấp dưới nộp thuế lên để hình thành quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm của cấp trên.
Số dư bên Có:
Số quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm hiện có
TÀI KHOẢN 338 – PHẢI TRẢ, PHẢI NỘP KHÁC
Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản phải trả, phải nộp ngoài nội dung đã phản ánh ở các tài khoản khác (từ TK331 đến TK 336).
Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 338 – Phải trả, phải nộp khác:
Bên Nợ:
– Kết chuyển giá trị tài sản thừa vào các tài khoản liên quan theo quy định ghi trong biên bản xử lý;
– Bảo hiểm xã hội phải trả cho công nhân viên;
– Kinh phí công đoàn chi tại đơn vị;
– Sổ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn đã nộp cho cơ quan quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn;
– Doanh thu chưa thực hiện tính cho từng kỳ kế toán; trả lại tiền nhận trước cho khách hàng khi không tiếp tục thực hiện việc cho thuê tài sản;
– Kết chuyển “doanh thu chưa thực hiện” sang tài khoản 551 hoặc tài khoản 515 (tiền bản quyền, tiền lãi, cổ tức và lợi nhuận được chia);
– Các khoản đã trả và đã nộp khác;
Bên Có:
– Giá trị tài sản thừa chờ giải quyết (chưa xác định rõ nguyên nhân);
– Giá trị tài sản thừa phải trả cho cá nhân, tập thể (trong và ngoài đơn vị) theo quyết định trong biên bản xử lý do xác định ngay được nguyên nhân;
– Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn vào chi phí sản xuất, kinh doanh;
– Các khoản thanh toán với công nhân viên về tiền nhà, điện nước ở tập thể;
– Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế vào lương của công nhân viên;
– Kinh phí công đoàn vượt chi được cấp bù;
– Doanh thu chưa thực hiện phát sinh trong kỳ;
– Số kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (trường hợp lãi tỷ giá) của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản (giai đoạn trước hoạt động) khi hoàn thành đầu tư để phân bổ dần vào doanh thu hoạt động tài chính;
– Các khoản phải trả khác.
Số dư bên Có:
– Số tiền còn phải trả, còn phải nộp;
– Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn đã trích chưa nộp đủ cho cơ quan quản lý hoặc số quỹ để lại cho đơn vị chưa chi hết;
– Trị giá tài sản phát hiện thừa còn chờ giải quyết;
– Doanh thu chưa thực hiện của các kỳ kết toán tiếp theo;
– Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lãi tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động) khi hoàn thành đầu tư chưa xử lý tại thời điểm Bảng cân đối kế toán cuối năm tài chính.
Tài khoản này có số dư bên Nợ phản ánh số đã trả, đã nộp nhiêu hơn số phải trả, phải nộp hoặc số kinh phí công đoàn vượt chi chưa được cấp bù.
Tài khoản 338 – Phải trả, phải nộp khác, có 6 tài khoản cấp 2
– Tài khoản 3381 – Tài sản thừa chờ giải quyết: Phản ánh giá trị tài sản thừa chưa xác định rõ nguyên nhân, còn chờ quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền.
Trường hợp giá trị tài sản thừa đã xác định được nguyên nhân và có biên bản xử lý thì được ghi ngay vào các khoản liên quan, không hạch toán qua tài khoản 338 (3381)
– Tài khoản 3382 – Kinh phí công đoàn: Phản ánh tình hình trích và thanh toán kinh phí công đoàn ở đơn vị.
– Tài khoản 3383 – Bảo hiểm xã hôi: phản ánh tính hình trích và thanh toán bảo hiểm xã hội của đơn vị.
– Tài khoản 3384 – Bảo hiểm y tế: Phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo hiểm y tế theo quy định
– Tài khoản 3387 – Doanh thu chưa thực hiện: Phản ánh số hiện có và tình hình tăng giảm doanh thu nhận trước trong kỳ kế toán. Chỉ hạch toán vào tài khoản này số tiền của khách hàng đã trả trước cho một hoặc nhiều kỳ kế toán về cho thuê tài sản và phải hạch toán chi tiết theo từng khách hàng. Không hạch toán vào tài khoản này số tiền nhận trước của người mua sản phẩm, hàng hóa hoặc nhận dịch vụ mà đơn vị cung cấp.
– Tài khoản 3388 – Phải trả, phải nộp khác: Phản ánh các khoản phải trả, phải nộp khác của đơn vị ngoài nội dung các khoản phải trả, phải nộp đã phản ánh trong các Tài khoản từ TK 331 đến TK 336 và từ TK 3381 đến TK 3387.
2. Phương pháp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
2.1 Kế toán tiền lương, BHXN, BHYT và KPCĐ:
(1) Tính tiền lương, các khoản phụ cấp theo qui định phải trả cho công nhân viên (cần lưu ý: BHXH, BHYT và kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp xây lắp và công nhân sử dụng máy cho hoạt động xây lắp không hạch toán vào TK 622, 623 mà hạch toán vào TK 627), ghi:
Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công (6231)
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6271)
Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng (6411)
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6241)
Có TK 334 – Phải trả công nhân viên
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384)
(2) Tính tiền thưởng phải trả cho công nhân viên, ghi:
Nợ TK 431 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi
Có TK 334 – Phải trả công nhân viên
(3) Tính tiền bảo hiểm xã hội (ốm đau, thai sản, tai nạn…) phải trả cho công nhân viên, ghi:
Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác
Có TK 334 – Phải trả công nhân viên
(4) Tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân viên, ghi:
Nợ các TK 623, 627, 642, 642, hoặc
Nợ TK 335 – Chi phí phải trả
Có TK 334 – Phải trả công nhân viên
(5) Các khoản phải khấu trừ vào lương và thu nhập của công nhân viên như tiền tạm ứng, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, tiền thu bồi thường theo quyết định xử lý… ghi:
Nợ TK 334 – Phải trả công nhân viên
Có TK 141 – Tạm ứng hoặc
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác
Có TK 138 – Phải thu khác
(6) Tính tiền thuế thu nhập của công nhân viên phải nộp Nhà nước, ghi:
Nợ TK 334 – Phải trả công nhân viên
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3338)
(7) Khi ứng trước hoặc thực trả tiền lương, tiền công cho công nhân viên, ghi:
Nợ TK 334 – Phải trả công nhân viên
Có các TK 111, 112
(8) Thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên, ghi:
Nợ TK 334 – Phải trả công nhân viên
Có TK 111 – Tiền mặt, hoặc
Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
(9) Chi phí tiền ăn ca phải trả cho công nhân viên, ghi:
Nợ các TK 622, 623, 627, 641, 642
Có TK 334 – Phải trả công nhân viên
Khi chi tiền ăn ca cho công nhân viên, ghi:
Nợ TK 334 – Phải trả công nhân viên
Có TK 111, 112
(10) Thanh toán với nhân công thuê ngoài:
– Xác định tiền công phải trả đối với nhân công thuê ngoài, ghi:
Nợ các TK 622, 623,…
Có TK 334 – Phải trả công nhân viên (3342)
– Khi ứng trước hoặc thực thanh toán tiền công phải trả cho công nhân thuê ngoài, ghi:
Nợ TK 334 – Phải trả công nhân viên (3342)
Có các TK 111, 112
(11) Nộp bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn cho cơ quan quản lý quỹ và khi mua thẻ bảo hiểm y tế cho công nhân viên, ghi:
Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác
Có TK 111 – Tiền mặt
Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
(12) Kinh phí công đoàn chi vượt được cấp bù, ghi:
Nợ TK 111 – Tiền mặt
Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3382)
(13) Số BHXH đã chi trả cho công nhân viên khi được cơ quan BHXH thanh toán, ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3383)
(14) Hạch toán trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất:
Theo quy định hàng năm người lao động nghỉ phép theo chế độ và vẫn được hưởng lương. Trích trước tiền lương nghỉ phép là để tránh sự biến động lớn của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm do việc nghỉ phép của công nhân giữa các tháng không đồng đều.
Mức trích tiền lương nghỉ phép được xác định như sau:
– Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của CNSX, ghi:
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 335 – Chi phí phải trả
– Khi trả tiền lương nghỉ phép cho CNSX, ghi:
Nợ TK 335 – Chi phí phải trả
Có TK 334 – Phải trả công nhân viên
2.2 Kế toán quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm:
(1) Cuối niên độ kế toán khi trích lập Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 3353 – Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm.
(2) Số tiền thu của cấp dưới để trích lập quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm của cấp trên, ghi:
Nợ TK 111, 112, … hoặc
Nợ TK 136 – Phải thu nội bộ
Có TK 3353 – Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm
(3). Khi chi trả trợ cấp thôi việc, mất việc làm cho người lao động, ghi:
Nợ TK 3353 – Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm
Có các TK 111, 112
(4) Trường hợp quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm không đủ chi trợ cấp cho người lao động thôi việc, mất việc làm trong năm tài chính, thì phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ, khi chi, ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có các TK 111, 112.
(5) Chi trợ cấp cho người lao động bị mất việc làm, chi đào tạo lại chuyên môn kỹ thuật cho người lao động, ghi:
Nợ TK 3353 – Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm
Có các TK 111, 112
(6) Trích nộp quỹ dự phòng về trợ cáp mất viẹc làm cho cấp trên, ghi:
Nợ TK 3353 – Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm
Có TK 111, 112
Có TK 336 – Phải trả nội bộ
Trung tâm kế toán Hà Nội chuyên đào tạo kế toán tổng hợp thực hành thực tế, đào tạo kế toán xây lắp chuyên sâu. Chúc các bạn làm kế toán thật tốt!
Hoàng Văn Dũng viết
công nhân thuê ngoài có được trích lương phép không?
Trung tâm kế toán Hà Nội viết
Chào bạn, bạn vui lòng gọi điện thoại tới tổng đài 19906246 để được hỗ trợ nhé!