Như chúng ta đã biết hàng năm theo quy định thì công nhân hoặc người lao động trong danh sách của doanh nghiệp được nghỉ phép mà vẫn hưởng đủ lương. Tiền lương nghỉ phép của công nhân được tính vào chi phí sản xuất thông qua phương pháp trích trước theo kế hoạch.
Cuối năm sẽ tiến hành điều chỉnh số trích trước theo kế hoạch cho phù hợp với số thực tế tiền lương nghỉ phép. Trích trước tiền lương nghỉ phép chỉ được thực hiện đối với công nhân trực tiếp sản xuất.
Tỷ lệ trích trước theo kế hoạch tiền lương của công nhân sx = Tổng tiền lương nghỉ phép phải trả cho cnsx theo kế hoạch trong năm/Tổng tiền lương chính phải trả cho cnsx theo kế hoạch trong năm
Tổng tiền lương nghỉ phép phải trả cho cnsx theo kế hoạch trong năm = Số cnsx trong doanh nghiệp * mức lương bình quân 1 cnsx * Số ngày nghỉ phép thường niên 1 công nhân sản xuất.
1. Về tài khoản sử dụng :
TK 335 “Chi phí phải trả”
SDĐK : khoản đã trích trước chưa sử dụng hết còn tồn đầu kỳ
– Các khoản chi phí thực tế phát sinh được tính vào chi phí phải trả
– Các khoản chi phí đã được trích trước vào chi phí sxkd
– Số chênh lệch về chi phí phải trả > số chi phí thực tế được ghi giảm chi phí
Tổng số phát sinh Nợ
Tổng số phát sinh Có
SDCK: Khoản đã trích trước chưa sử dụng hết còn tồn cuối kỳ
2. Định khoản nghiệp vụ phát sinh :
(1) Hàng tháng căn cứ vào kế hoạch tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất :
Nợ TK 622
Có TK 335
(2) Khi thực tế phát sinh tiền lương nghỉ phép phải trả cho công nhân sản xuất :
Nợ TK 335
Có TK 334
(3) Khi trích trước tiền lương nghỉ phép kế toán chưa trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo khoản lương này. Do đó khi nào đã xácđịnh được tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả thì kế toán mới tiến hành trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên số tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả :
Nợ TK 622 : Phần tính vào chi phí
Nợ TK 334 : Phần khấu trừ vào lương
Có TK 338 : Trích trên số tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả
(4) Cuối năm tiến hành điều chỉnh số trích trước theo số thực tế phải trả. Nếu có chênh lệch sẽ xử lý như sau:
– Nếu Số thực tế phải trả > số trích trước, kế toán tiến hành trích bổ sung phần chênh lệch vào chi phí :
Nợ TK 622
Có TK 335
– Nếu Số thực tế phải trả < số trích trước, kế toán hoàn nhập số chênh lệch để ghi giảm chi phí :
Nợ TK 335
Có TK 622
Ví dụ : Tại một doanh nghiệp trong tháng 5/2014 có phát sinh một số tình hình sau : (đơn vị : 1.000 đồng)
1/ Rút tiền gửi ngân hàng về quỹ tiền mặt để tạm ứng lương kỳ I cho công nhân viên 150.000
2/ Chi tiền mặt tạm ứng lương kỳ I cho công nhân viên 150.000
3/ Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương trong tháng 5/2014 phải trả cho công nhân viên ở các bộ phận như sau :
– Lương của công nhân sản xuất 180.000 trong đó tiền lương nghỉ phép 1.500
– Lương công nhân phục vụ và quản lý phân xưởng 7.500 trong đó tiền lương nghỉ phép 150
– Lương nhân viên bán hàng 1.500
– Lương nhân viên QL doanh nghiệp 21.000
4/ Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất theo tỷ lệ 2% trên tiền lương chính
5/ Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo chế độ hiện hành
6/ BHXH phải trả cho CNV (ốm đau, thai sản ) 1.800
7/ Nộp BHXH 46.200, BHYT 9.450, KPCĐ 4.200 bằng chuyển khoản , doanh nghiệp đã nhận được giấy báo nợ của ngân hàng
8/ Rút tiền gửi ngân hàng về quỹ tiền mặt để thanh toán lương kỳ II và các khoản khác cho công nhân viên. doanh nghiệp đã chi lương và các khoản khác cho công nhân viên.
9/ Nhận tiền hoàn trả của cơ quan BHXH mà doanh nghiệp đã chi cho công nhân viên 1.800 bằng tiền mặt.
Yêu cầu : Hãy định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
Ví dụ trên được ĐK như sau :
1/
Nợ TK 111: 150.000
Có TK 112
2/
Nợ TK 334: 150.000
Có TK 111: 150.000
3/
Nợ TK 622 : 178.500
Nợ TK 335 : 1.500
Nợ TK 627 : 7.500
Nợ TK 641 : 1.500
Nợ TK 642 : 21.000
Có TK 334 : 210.000
4/
Nợ TK 622: 3750*(178.500*2%) =
Có TK 335
5/
Nợ TK 622: 36.000 (180.000 x 20%)
Nợ TK 627 : 1.500 (7.500 x 20%)
Nợ TK 641 : 300 (1.500 x 20%)
Nợ TK 642 : 4.200 (21.000 x 20%)
Nợ TK 334 : 17.850 (210.000 x 8.5%)
Có TK 338 : 59.850
Chi tiết : 3382 : 210.000 x 2% = 4.200
3383 : 210.000 x 22% = 46.200
3384 : 210.000 x 4.5% = 9.450
6/
Nợ TK 3383: 1.800
Có TK 334: 1.800
7/ Nợ TK 3382: 4.200
Nợ TK 3383 : 46.200
Nợ TK 3384 : 9.450
Có TK 112: 59.850
8/
a) Nợ TK 111: 49.200
Có TK 112
b) Nợ TK 334: 49.200
Có TK 111
c) Nợ TK 111
Có TK 3383: 1.800
Trung tâm kế toán Hà Nội – Đào tạo kế toán thực hành thực tế hàng đầu cả nước
Xem thêm:
0974749*** viết
Em muốn có 1 bài toán về kế toán cần giải giúp, có thể làm hoàn chỉnh dùm em không, e sẻ gởi phí
Trung tâm kế toán Hà Nội viết
Chào bạn, Kế toán Hà Nội liên hệ tư vấn trực tiếp cho bạn ạ!
Phương Dung viết
Công ty mình giảm thai sản thì BHXH trừ luôn tiền BHXH của 6 tháng nghỉ thai sản. Mình hạch toán ntn cho khớp số liệu?
Nguyễn Bảo Nam viết
Cho mình hỏi là nếu khi dùng nguồn vốn đầu tư XDCB 441 để mua TSCĐ phục vụ SX, lúc này vốn hóa 441 vào 411. Vậy lúc này có gọi là tăng vốn điều lệ và thuế môn bài phải nộp có tăng lên không?
Trung tâm kế toán Hà Nội viết
Chào bạn, mọi thắc mắc về nghiệp vụ kế toán – thuế bạn vui lòng liên hệ tổng đài 1900 6246 để được hỗ trợ!