Bài viết dưới đây, Công ty kế toán Hà Nội chia sẻ những kinh nghiệm làm kế toán thuế thực tế ở doanh nghiệp. Bài viết giúp các bạn kế toán mới ra trường, các bạn mới đi làm kế toán hiểu được những công việc cần làm và những điều kiện cần chú ý khi làm kế toán thuế, giúp các bạn hiểu rõ bản chất, tự tin hơn khi làm kế toán thuế.
I. Khi tiếp nhận công việc kế toán thuế
Trong buổi đầu khi tiếp nhận công việc kế toán thuế ở doanh nghiệp, bạn cần quan tâm nhất đó chính là: GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ KINH DOANH, thông tin trên giấy phép đăng ký kinh doanh kế toán phải năm rõ thật chính xác, nó là căn cứ để bạn lập hóa đơn chứng từ: tên công ty,mã số thuế, người đại diện… ngoài ra nó còn cho bạn biết số vốn điều lệ của công ty (kê khai thuế Môn bài), hình thức góp vốn…
Tiếp nhận hồ sơ, sổ sách, chứng từ:
* Nếu bạn làm kế toán thuế tại doanh nghiệp mới thành lập:
+ Nếu bạn đi làm ở một công ty hoàn toàn mới thì bạn có thể tham khảo cách đăng ký thuế với cơ quan thuế cho doanh nghiệp mới thành lập:
1- Nộp tờ khai thuế môn bài
– Khi đã nhận được GP DKKD từ Nhà quản lý, bạn kiểm tra về ngày thành lập DN, kiểm tra về việc DN đã lập tờ khai Thuế Môn bài và nộp thuế Môn bài theo quy định hay chưa. Nếu chưa bạn phải là người làm công việc đó.
– Thu thập toàn bộ các chứng từ về phí, lệ phí mà Nhà quản lý đã chi trả cho việc làm đăng ký kinh doanh
– Xác định xem DN thuộc đối tượng kê khai thuế khấu trừ hay trực tiếp.
2- Ký hợp đồng thuê nhà hoặc mượn nhà để đặt trụ sở chính (nếu thuê thì phải nộp thuế và được tính chi phí còn mượn nhà thì ko phải nộp thuế và ko được tính vào chi phí của DN)
3- Xây dựng hệ thống sổ sách kế toán: Nhật ký chung, Nhật ký sổ cái, Nhật ký chứng từ, Chứng từ ghi sổ. (Thông thường chúng ta chọn hình thức Nhật ký chung).
4- Tiến hành thủ tục mở tài khoản công ty tại Ngân hàng để thực hiện việc giao dịch của công ty với đối tác.
thực hiện giao dịch của DN cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Chúng ta nên lựa chọn những ngân hàng có địa điểm giao dịch gần với vị trí của DN để thuận tiện cho việc giao dịch sau này.
Hồ sơ về thủ tục mở Tài khoản ngân hàng cho Doanh Nghiệp:
+ Giấy phép DKKD
+ CMT của Người đại diện theo Pháp luật.
+ CMT của người thực hiện đi mở TKNH
Lưu ý: Khi mở TK Ngân hàng buộc DN phải có chữ ký của Kế toán trưởng
5- Đặt in hóa đơn:
* Nếu bạn đi làm ở dạng bổ sung nhân sự thì kế toán trưởng, hoặc trưởng phòng sẽ phân chia công việc cụ thể cho bạn.
* Còn nếu bạn đi làm ở dạng thay nhân sự thì bạn cần được bàn giao, tiếp nhận các giấy tờ, sổ sách, chứng từ sau:
Lập biên bản bàn giao có xác nhận của Giám đốc công ty:
Nhận bàn giao BCTC và sổ sách, chứng từ kế toán. Phải kiểm tra tài liệu sổ sách, BCTC xem các năm trước làm có đúng không.
1- Nhận báo cáo sổ sách gồm:
+ Báo cáo tài chính
+ Tờ khai thuế tháng (12 tháng), tờ khai quý (4 quý), báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.
+ Sổ sách (sổ tổng hợp, sổ chi tiết ….)
2- Nhận chứng từ gồm:
+ Hóa đơn đầu vào, đầu ra (bản gốc)
+ Hố sơ, hợp đồng lao động, hợp đồng mua bán hàng hóa….
+ Phiếu thu, chi, nhập, xuất…
+ Chứng từ ngân hàng….
II. Công việc của kế toán thuế
Công việc của kế toán thuế dường như đã được lập trình sẵn theo lịch, kế toán thuế cần chu ý đến các thời hạn nộp báo cáo để tránh bị phạt.
1. THUẾ MÔN BÀI: (Nộp theo năm)
– Doanh nghiệp mới thành lập: Sau khi có đăng ký thuế, doanh nghiệp phải kê khai thuế môn bài trong vòng 10 ngày kể từ ngày có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc chấm nhất là ngày cuối cùng của tháng kể từ ngày cấp đăng ký kinh doanh. Nộp thuế môn bài ở Kho bạc NN quận (huyện).
– Doanh nghiệp đang hoạt động: Việc khai thuế môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 của năm khai thuế.
2. THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (VAT):
(Áp dụng cho tổ chức kê khai theo phương pháp khấu trừ).
2.1 Kê khai thuế:
– Đối với doanh nghiệp mới thành lập: Tiến hành kê khai và nộp báo cáo thuế vào kỳ kê khai tiếp theo kể từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuế.
– Doanh nghiệp đang hoạt động: Hàng quý phải nộp Báo cáo thuế đúng thời hạn, kể cả trong quý không phát sinh doanh thu. [Áp dụng theo luật Số: 8355 /BTC-TCT]
– Hồ sơ khai thuế GTGT bao gồm: Tờ khai thuế GTGT quý; Bảng kê hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ; Bảng kê hóa đơn mua quý hóa, dịch vụ và Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tài chính. (Theo mẫu thống nhất của Bộ Tài chính ban hành).
2.2 Nộp thuế GTGT:
– Trong kỳ kê khai, nếu phát sinh nghĩa vụ thuế, doanh nghiệp phải nộp số thuế đã tính vào Ngân sách nhà nước trước ngày 22 của quý tiếp theo kỳ tính thuế.
– Số tiền thuế phải nộp vào Kho bạc Nhà nước, doanh nghiệp tự viết giấy nộp tiền theo hệ thống Mục lục ngân sách nhà nước.
2.3 Quyết toán thuế GTGT:
– Hàng năm, khi kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp phải lập Tờ khai tự quyết toán Thuế GTGT.
– Thời hạn nộp tờ khai: Nếu trong kỳ tính thuế, doanh nghiệp có nhu cầu điều chỉnh số liệu đã kê khai thì Nộp tờ khai tự quyết toán có nội dung điều chỉnh vào trước ngày 25 tháng 01 của năm tiếp theo. Nếu không có nội dung điều chỉnh thì nộp kèm với báo cáo tài chính năm.
3. THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP:
3.1 Kê khai thuế:
– Doanh nghiệp nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính theo quý chậm nhất là ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo.
– Hồ sơ khai thuế TNDN bao gồm: Tờ khai thuế tạm tính theo quý (Theo mẫu thống nhất của Bộ Tài chính ban hành).
3.2 Nộp thuế TNDN:
– Thời hạn nộp thuế TNDN chậm nhất là ngày thứ ba mươi của quý kê khai.
– Số tiền thuế phải nộp vào Kho bạc Nhà nước, doanh nghiệp tự viết giấy nộp tiền theo hệ thống Mục lục ngân sách nhà nước.
3.3 Quyết toán thuế TNDN:
– Hàng năm, khi kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp phải lập Tờ khai tự quyết toán Thuế TNDN.
– Thời hạn nộp tờ khai: Nộp kèm với báo cáo tài chính năm.
– Khi quyết toán, theo số liệu của Báo cáo tài chính, nếu số thuế TNDN còn lại phải nộp , DN phải nộp trong thời hạn 10 ngày tính từ ngày nộp quyết toán năm.
4. BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM:
– Hàng năm, sau khi kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp phải hoàn thành hệ thống sổ sách kế toán và Lập báo cáo tài chính năm.
– Thời hạn nộp Báo cáo tài chính: Trong 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
– Nơi nhận báo cáo tài chính: Chi cục thuế quận huyện nơi Doanh nghiệp đặt trụ sở chính và Thống kê nhà nước.
5. THAY ĐỔI THÔNG TIN ĐĂNG KÝ THUẾ:
– Khi có thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế đã nộp, người nộp thuế phải thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp (ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký thuế) trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày có sự thay đổi thông tin.
– Trường hợp có sự thay đổi trụ sở của người nộp thuế dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp, người nộp thuế có trách nhiệm nộp đủ số tiền thuế đã khai trước khi thay đổi trụ sở và không phải quyết toán thuế với cơ quan thuế (trừ trường hợp thời điểm thay đổi trụ sở trùng với thời điểm quyết toán thuế năm).
– Trường hợp thông tin trong Giấy chứng nhận đăng ký thuế thay đổi, cơ quan thuế quản lý trực tiếp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký thuế đã cấp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuế mới cho người nộp thuế.
Để có thể làm kế toán Thuế thật giỏi thì một kinh nghiệm xương máu đó chính là các bạn kế toán phải thường xuyên cập nhật tất cả các thông tư nghị định mới nhất của Luật thuế, cập nhật các chính sách ưu đãi của chính phủ để làm giảm số thuế phải nộp cho doanh nghiệp.
Trên đây là những kinh nghiệm làm kế toán thuế thực tế mà các bạn kế toán tại Côgn ty kế toán Hà Nội đã trải qua. Các bạn muốn được học làm kế toán thuế thực tế chuyên sâu có thể xem thêm: Lớp học thực hành kế toán thuế.
Chúc các bạn thành công!
Trả lời