Tập đoàn kế toán Hà Nội giới thiệu mẫu công văn giải trình với cơ quan thuế; đây là mẫu bản công văn được các cơ quan, doanh nghiệp lập ra và gửi tới chi cục thuế để giải trình về một việc nào đó. Mẫu công văn giải trình này nêu rõ thông tin của doanh nghiệp, nội dung giải trình… Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về mẫu công văn giải trình chuẩn với cơ quan thuế tại đây.
1. Nguyên nhân dẫn đến phải giải trình với cơ quan thuế
Mẫu công văn gửi thuế là mẫu các công văn được tổ chức, doanh nghiệp sử dụng nhằm giải trình về một vấn đề cụ thể nào đó liên quan đến thuế, chẳng hạn như giải trình các sai sót khi kê khai thuế, viết sai hóa đơn GTGT…
Việc giải trình của tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính về thuế được quy định tại Điều 23 Thông tư 166/2013/TT-BTC hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về thời hạn, thủ tục giải trình vi phạm hành chính về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành như sau:
Đối với trường hợp giải trình bằng văn bản: tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính thuế phải gửi văn bản giải trình cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuế trong thời hạn không quá 05 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì người có thẩm quyền xử phạt có thể gia hạn thêm không quá 05 ngày theo đề nghị của tổ chức, cá nhân vi phạm. Trường hợp, người có thẩm quyền xử phạt đồng ý gia hạn giải trình cho tổ chức, cá nhân vi phạm thì phải thể hiện bằng văn bản.
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính về thuế tự mình hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp của mình thực hiện giải trình bằng văn bản.
Đối với trường hợp giải trình trực tiếp: cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thuế phải gửi văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính về thuế.
Theo đó, trường hợp phải giải trình với cơ quan thuế gồm: Tổ chức, cá nhân có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn bị xử phạt theo tỷ lệ phần trăm (%) quy định tại Điều 107 Luật quản lý thuế; hành vi trốn thuế bị xử phạt theo số lần thuế trốn theo quy định tại Điều 108 Luật quản lý thuế; hành vi không trích chuyển tiền trong tài khoản của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế quy định tại Điều 114 Luật quản lý thuế bị lập biên bản vi phạm hành chính về thuế. Tổ chức, cá nhân vi phạm có quyền giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế.
2. Mẫu công văn giải trình với cơ quan thuế
Dưới đây là mẫu công văn giải trình về các vấn đề như: giải trình sai thuế, giải trình về hóa đơn bỏ trốn,… mà quý tổ chức, doanh nghiệp có thể tham khảo.
CÔNG TY ……………….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
Số: ……………. | ………….., ngày…tháng….năm…. |
CÔNG VĂN GIẢI TRÌNH
(V/v: ………………………)
Kính gửi: CHI CỤC THUẾ ………………………
Tên doanh nghiệp: ………………………………………………………………………………………..
– Người đại diện theo pháp luật: ………………………….. – Chức vụ: ………………………….
– Địa chỉ trụ sở chính: ……………………………………………………………………………………
– Điện thoại: ……………………………….. fax: ……………………………………………………….
– Mã số thuế: ………………………………………………………………………………………………
– Ngành nghề kinh doanh: ………………………………………………………………………………
Nội dung giải trình ………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………..
Nay Công ty chúng tôi làm công văn này, gửi tới Chi cục thuế ………………………………….. để giải trình về việc ……………………………………………………………………….
Công ty chúng tôi xin cam kết nội dung trên là đúng và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Xin trân trọng kính chào!
Nơi nhận:– Như trên;- Lưu; | ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP GIÁM ĐỐC |
Kế toán Hà Nội Group chuyên đào tạo kế toán thực tế, nhận làm dịch vụ kế toán trọn gói cho các doanh nghiệp trên toàn quốc. LH 0973.946.715 Ms Huế
Trả lời