Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2019 quy định mức lương tối thiểu vùng 2020 áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.
Tăng mức lương tối thiểu vùng từ 1/1/2020
Theo đó, mức lương tối thiểu vùng tăng thêm 150.000 đồng/tháng đến 240.000 đồng/tháng so với năm 2019, Cụ thể mức tăng và mức lương tối thiểu áp dụng cho các vùng như sau:
Vùng I: Tăng từ 4.180.000 đồng/tháng lên 4.420.000 đồng/tháng.
Vùng II: Tăng từ 3.710.000 đồng/tháng lên 3.920.000 đồng/tháng.
Vùng III: Tăng từ 3.250.000 đồng/tháng lên 3.430.000 đồng/tháng
Vùng IV: Tăng từ 2.920.000 đồng/tháng lên 3.070.000 đồng/tháng
Mức lương tối thiểu vùng này áp dụng cho người lao động làm những công việc giản đơn, đối với người phải qua học nghề, đào tạo nghề thì mức lương tối thiểu phải cộng thêm ít nhất 7%.
Mức lương tối thiểu vùng 2020 cụ thể như sau
LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG | ||||
Vùng | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 |
I | 3.750.000 | 3.980.000 | 4.180.000 | 4.420.000 |
II | 3.320.000 | 3.530.000 | 3.719.000 | 3.920.000 |
III | 2.900.000 | 3.090.000 | 3.250.000 | 3.430.000 |
IV | 2.580.000 | 2.760.000 | 2.920.000 | 3.070.000 |
Thay đổi địa bàn áp dụng lương tối thiểu vùng
Cũng theo Nghị định này, tới đây, sẽ có một số thay đổi trong việc áp dụng mức lương tối thiểu vùng của một số địa bàn. Cụ thể:
– Chuyển từ vùng III lên vùng II: huyện Đồng Phú (tỉnh Bình Phước); TP. Bến Tre, huyện Châu Thành (tỉnh Bến Tre);
– Chuyển từ vùng IV lên vùng II: huyện Đông Sơn, huyện Quảng Xương (tỉnh Thanh Hóa), huyện Nghi Lộc, huyện Hưng Nguyên, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An), huyện Ba Tri, huyện Bình Đại, huyện Mỏ Cày (tỉnh Bến Tre).
Và như vậy, so với năm 2019, số địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng vùng I giữ nguyên; vùng II tăng 11 địa bàn; vùng III giảm 3 địa bàn; vùng IV giảm 8 địa bàn.
Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, việc tăng lương tối thiểu vùng không chỉ tăng mức thu nhập cơ bản cho người lao động để đảm bảo cuộc sống hàng ngày mà còn tác động lớn đến chi phí đóng bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp.
Trả lời