Xuất hóa đơn sai thời điểm được hiểu là hành vi xuất hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ. Để hạn chế bị xử phạt không đáng có, Trung tâm Kế toán Hà Nội tổng hợp một số nội dung quan trọng về thời điểm lập hóa đơn và mức xử phạt hóa đơn nếu lập và xuất không đúng thời điểm.
1. Quy định về thời điểm lập hóa đơn
Căn cứ Điều 9, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về thời điểm lập hóa đơn như sau:
STT |
Hoạt động |
Thời điểm lập hóa đơn |
1 |
Bán hàng hóa | Là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu/quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa |
2 |
Cung cấp dịch vụ | – Là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa.
– Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước/trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng) |
3 |
Giao hàng nhiều lần/bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ | Mỗi lần giao hàng/bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng |
4 |
Cung cấp dịch vụ với số lượng lớn, phát sinh thường xuyên, cần có thời gian đối soát số liệu giữa doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và khách hàng, đối tác như:
|
Là thời điểm hoàn thành đối soát dữ liệu giữa các bên nhưng chậm nhất không quá ngày 07 của tháng sau tháng phát sinh việc cung cấp dịch vụ/không quá 07 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ quy ước (do các bên tự thỏa thuận) |
5 |
Dịch vụ viễn thông (gồm cả dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng), dịch vụ công nghệ thông tin (gồm dịch vụ trung gian thanh toán sử dụng trên nền tảng viễn thông, công nghệ thông tin) phải thực hiện đối soát dữ liệu kết nối giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ | Là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu về cước dịch vụ theo hợp đồng kinh tế giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhưng chậm nhất không quá 02 tháng kể từ tháng phát sinh cước dịch vụ kết nối |
6 |
Cung cấp dịch vụ viễn thông (gồm cả dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng) thông qua bán thẻ trả trước, thu cước phí hòa mạng khi khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ mà khách hàng không yêu cầu xuất hóa đơn GTGT/không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế | Cuối mỗi ngày/định kỳ trong tháng, lập chung 01 hóa đơn GTGT ghi nhận tổng doanh thu phát sinh theo từng dịch vụ người mua không lấy hóa đơn/không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế |
7 |
Xây dựng, lắp đặt | Là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa |
8 |
Tổ chức kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng: | |
Trường hợp chưa chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng | Có thực hiện thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án/tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng: Thời điểm lập hóa đơn là ngày thu tiền/theo thỏa thuận thanh toán trong hợp đồng | |
Trường hợp đã chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng | Là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu,quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa | |
9 |
Mua vé máy bay online | Theo thông lệ quốc tế chậm nhất ≤05 ngày kế tiếp kể từ ngày chứng từ dịch vụ vận tải hàng không xuất ra trên hệ thống website và hệ thống thương mại điện tử |
10 |
Tìm kiếm thăm dò, khai thác và chế biến dầu thô | Là thời điểm bên mua và bên bán xác định được giá bán chính thức, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa |
11 |
Bán khí thiên nhiên, khí đồng hành, khí than được chuyển bằng đường ống dẫn khí | Là thời điểm bên mua, bên bán xác định khối lượng khí giao hàng tháng nhưng chậm nhất không quá 07 ngày kế tiếp kể từ ngày bên bán gửi thông báo lượng khí giao hàng tháng. |
12 |
Cơ sở kinh doanh thương mại bán lẻ, kinh doanh dịch vụ ăn uống theo mô hình hệ thống cửa hàng bán trực tiếp nhưng việc hạch toán toàn bộ hoạt động kinh doanh được thực hiện tại trụ sở chính (trụ sở chính trực tiếp ký hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ; hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ từng cửa hàng xuất cho khách hàng xuất qua hệ thống máy tính tiền của từng cửa hàng đứng tên trụ sở chính), hệ thống máy tính tiền kết nối với máy tính chưa đáp ứng điều kiện kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế, từng giao dịch bán hàng hóa, cung cấp đồ ăn uống có in Phiếu tính tiền cho khách hàng, dữ liệu Phiếu tính tiền có lưu trên hệ thống và khách hàng không có nhu cầu nhận hóa đơn điện tử | Cuối ngày cơ sở kinh doanh căn cứ thông tin từ Phiếu tính tiền để tổng hợp lập hóa đơn điện tử cho các giao dịch bán hàng hóa, cung cấp đồ ăn uống trong ngày, trường hợp khách hàng yêu cầu lập hóa đơn điện tử thì cơ sở kinh doanh lập hóa đơn điện tử giao cho khách hàng |
13 |
Bán điện của các công ty phát điện trên thị trường điện | Căn cứ thời điểm đối soát số liệu thanh toán giữa đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện, đơn vị phát điện và đơn vị mua điện theo quy định của Bộ Công Thương hoặc hợp đồng mua bán điện đã được Bộ Công Thương hướng dẫn, phê duyệt nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn kê khai, nộp thuế đối với tháng phát sinh nghĩa vụ thuế |
14 |
Bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ | Là thời điểm kết thúc việc bán xăng dầu theo từng lần bán |
15 |
Dịch vụ vận tải hàng không, dịch vụ bảo hiểm qua đại lý | Là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu giữa các bên nhưng chậm nhất không quá ngày 10 của tháng sau tháng phát sinh |
16 |
Dịch vụ ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, dịch vụ chuyển tiền qua ví điện tử, dịch vụ ngừng và cấp điện trở lại của đơn vị phân phối điện cho người mua là cá nhân không kinh doanh (hoặc cá nhân kinh doanh) nhưng không có nhu cầu lấy hóa đơn | Cuối ngày/cuối tháng đơn vị thực hiện xuất hóa đơn tổng căn cứ thông tin chi tiết từng giao dịch phát sinh trong ngày, trong tháng tại hệ thống quản lý dữ liệu của đơn vị |
17 |
Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có sử dụng phần mềm tính tiền | Tại thời điểm kết thúc chuyến đi |
18 |
Cơ sở y tế kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh có sử dụng phần mềm quản lý khám chữa bệnh và quản lý viện phí, từng giao dịch khám, chữa bệnh và thực hiện các dịch vụ chụp, chiếu, xét nghiệm có in phiếu thu tiền (thu viện phí hoặc tiền khám, xét nghiệm) và có lưu trên hệ thống công nghệ thông tin, nếu khách hàng (người đến khám, chữa bệnh) không có nhu cầu lấy hóa đơn | cuối ngày cơ sở y tế căn cứ thông tin khám, chữa bệnh và thông tin từ phiếu thu tiền để tổng hợp lập hóa đơn điện tử cho các dịch vụ y tế thực hiện trong ngày |
19 |
Thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng | Là ngày xe lưu thông qua trạm thu phí hoặc có thể lập hóa đơn điện tử theo định kỳ, ngày lập hóa đơn điện tử chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng phát sinh dịch vụ thu phí (với trường hợp có 01 hoặc nhiều phương tiện cùng sử dụng dịch vụ nhiều lần trong tháng) |
2. Mức xử phạt lập hóa đơn không đúng thời điểm
Việc lập hóa đơn điện tử trước hay sau thời điểm nêu trên và dưới bất kì lí do gì cũng đều được xem là hành vi vi phạm trong lĩnh vực hóa đơn chứng từ. Mức xử phạt được quy định như sau:
Trường hợp 1: Lập hóa đơn sau thời điểm nêu trên
Mức xử phạt: Quy định tại Điều 24 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn. Mức xử phạt cụ thể như sau:
STT |
Hành vi |
Mức phạt |
Căn cứ |
1 |
Lập hóa đơn sai thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ |
Cảnh cáo |
điểm a khoản 1 Điều 24 |
2 |
Lập hóa đơn sai thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế |
03 – 05 triệu đồng |
khoản 3 Điều 24 |
3 |
Lập hóa đơn sai thời điểm (trừ 2 trường hợp trên) |
04 – 08 triệu đồng |
điểm a khoản 4 Điều 24 |
Lưu ý: Mức phạt tiền trên đây là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức (căn cứ khoản 4 Điều 7 Nghị định 125/2020/NĐ-CP)
Đồng thời, đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, trừ mức phạt tiền đối với hành vi quy định tại Điều 16, Điều 17 và Điều 18 Nghị định này.
Như vậy, trường hợp hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm thì mức phạt tiền tối đa đến 8 triệu đồng.
VD: Công ty Giao hàng tiết kiệm giao hàng cho khách hàng vào ngày 28/8/2023 (căn cứ vào phiếu xuất kho của Công ty) nhưng đến ngày 1/9/2023 Công ty mới lập hóa đơn để giao cho khách hàng. Việc lập hoá đơn như trên là không đúng thời điểm nhưng Công ty GHTK đã kê khai, nộp thuế trong kỳ tính thuế của tháng 8/2023 nên Công ty GHTK bị xử phạt ở mức 4.000.000 đồng (do không có tình tiết giảm nhẹ).
Trường hợp 2: Lập hóa đơn trước thời điểm nêu trên
– Việc lập hóa đơn trước thời điểm quy định có thể dẫn đến hành vi lập hóa đơn khống hay còn gọi là sử dụng không hợp pháp hóa đơn.
– Căn cứ quy định tại khoản 9, Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP về việc sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ trong đó có trường hợp sử dụng hóa đơn, chứng từ khống như sau:
“Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn, chứng từ là việc sử dụng hóa đơn, chứng từ khống (hóa đơn, chứng từ đã ghi các chỉ tiêu, nội dung nghiệp vụ kinh tế nhưng việc mua bán hàng hoá, dịch vụ không có thật một phần hoặc toàn bộ.”
VD: Bên bán lập hóa đơn trước cho bên mua để bên mua về làm các thủ tục giải ngân. Còn hàng hóa thì sẽ giao vào tháng sau. Việc lập hóa đơn trước khi giao dịch diễn ra hoặc có thể không phát sinh là hành vi lập hóa đơn khống.
Mức xử phạt:
1. Đối với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn quy định tại Điều 4 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP:
Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19/10/2020 như sau:
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn quy định tại Điều 4 Nghị định này, trừ trường hợp được quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 16 và điểm d khoản 1 Điều 17 Nghị định này.
– Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hủy hóa đơn đã sử dụng.
2. Riêng đối với trường hợp quy định tại điểm đ, khoản 1, Điều 16 và điểm d, khoản 1, Điều 17 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP sẽ có mức xử phạt riêng như sau:
– Căn cứ theo Điều 16: Đối với hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm nhưng khi cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra phát hiện, người mua chứng minh được lỗi vi phạm sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp thuộc về bên bán hàng và người mua đã hạch toán kế toán đầy đủ theo quy định:
+ Phạt 20% số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn cao hơn so với quy định
+ . Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được hoàn, miễn, giảm cao hơn quy định và tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Trường hợp đã quá thời hiệu xử phạt thì người nộp thuế không bị xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng người nộp thuế phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được hoàn, miễn, giảm cao hơn quy định và tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước theo thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 8 Nghị định này;
b) Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ chuyển kỳ sau (nếu có) đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
– Căn cứ theo Điều 17: Đối với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp hóa đơn để khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm:
+ Phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên.
+ Phạt tiền 1,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này mà không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.
+ Phạt tiền 2 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này mà có một tình tiết tăng nặng.
+ Phạt tiền 2,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này có hai tình tiết tăng nặng.
+ Phạt tiền 3 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp đủ số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 Điều này.
Trường hợp hành vi trốn thuế theo quy định tại các khoản 1 Điều này đã quá thời hiệu xử phạt thì người nộp thuế không bị xử phạt về hành vi trốn thuế nhưng người nộp thuế phải nộp đủ số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước theo thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 8 Nghị định này.
b) Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ trên hồ sơ thuế (nếu có) đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Thời hiệu xử phạt xuất hóa đơn sai thời điểm
Căn cứ, điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 102/2021/NĐ-CP quy định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn là 02 năm.
Vì vậy, Thời hiệu xử phạt vi phạm đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm là 02 năm tính từ ngày lập hóa đơn.
Thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn
– Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện: Thời hiệu được tính từ ngày người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm.
– Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc: Thời hiệu được tính kể từ ngày chấm dứt hành vi vi phạm.
– Căn cứ điểm d khoản 1 Điều này, hành vi xuất hóa đơn sai thời điểm là hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc. Thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày lập hóa đơn.
– Trường hợp thực hiện nhiều hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm thì cơ quan thuế sẽ căn cứ vào ngày lập hóa đơn để xử phạt đối với từng hành vi vi phạm.
Tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh lưu ý rằng bất cứ hoạt động nào được xuất hóa đơn không đúng thời điểm quy định nêu trên đều được xem là hành vi vi phạm trong lĩnh vực hóa đơn chứng từ và sẽ bị xử phạt bất luận lí do gì./.
Nguồn: Cục thuế Bình Định
Các danh hiệu kế toán Hà Nội nhận được
Sau gần 20 năm nỗ lực, cố gắng không mệt mỏi trong sự nghiệp đào tạo kế toán thực tế và cung cấp các khóa học kế toán tổng hợp thực tế, dịch vụ kế toán trọn gói cho các doanh nghiệp trên toàn quốc, Kế toán Hà Nội đã vinh dự nhận được các giải thưởng sau:- Giải thưởng: "Sản phẩm, dịch vụ Uy tín và Chất lượng năm 2013"
- Cúp vàng: "Thương hiệu tin dùng thủ đô năm 2014"
- Giải thưởng: "Doanh nghiệp, doanh nhân văn hóa 2014"
- Giải thưởng: "Thương hiệu tiêu biểu vì người tiêu dùng năm 2014"
- Giải thưởng: "Sản phẩm, dịch vụ uy tín, chất lượng năm 2015"
Các cơ sở đào tạo của Trung tâm kế toán Hà Nội trên toàn quốc:
CƠ SỞ ĐÀO TẠO TẠI HÀ NỘITrụ sở chính: Đường Lê Trọng Tấn - Quận Thanh Xuân - Hà Nội.
Địa chỉ học kế toán tại Cầu Giấy: Đường Thành Thái - Duy Tân - Quận Cầu Giấy - Hà Nội.
Địa chỉ học kế toán tại Long Biên: Đường Huỳnh Văn Nghệ - KĐT Sài Đồng - Quận Long Biên - Hà Nội.
Địa chỉ học kế toán tại Hà Đông: Đường Ngô Thì Nhậm - Quận Hà Đông - Hà Nội.
Địa chỉ học kế toán tại Đống Đa: Đường Nguyên Hồng - Quận Đống Đa - Hà Nội.
Địa chỉ học kế toán tại Hai Bà Trưng: Đường Lạc Trung - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội.
Địa chỉ học kế toán tại Đông Anh: Chợ Tó - Uy Nỗ - Đông Anh - Hà Nội.
CƠ SỞ ĐÀO TẠO TẠI PHÍA BẮC
Địa chỉ học kế toán tại Bắc Ninh: Đường Nguyễn Trãi - P. Võ Cường – Tp. Bắc Ninh (Cơ sở chính)
Địa chỉ học kế toán tại Vĩnh Phúc:Đường Lý Nam Đế, Phường Khai Quang, TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (cơ sở chính)
Địa chỉ học kế toán tại Hải Phòng: 420 Lạch Tray, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng (cơ sở chính)
Địa chỉ học kế toán tại Hải Dương: Đoàn Nhữ Hài, phường Quang Trung, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương (cơ sở chính)
Địa chỉ học kế toán tại Thái Nguyên: Đường Hoàng Văn Thụ, phường Hoàng Văn Thụ, TP Thái Nguyên (cơ sở chính)
Địa chỉ học kế toán tại Bắc Giang: Đường Trần Nguyên Hãn – P. Thọ Xương – Tp. Bắc Giang.
Địa chỉ học kế toán tại Nam Định: Đường Lê Hồng Phong – Tp. Nam Định - Tỉnh Nam Định
Địa chỉ học kế toán tại Thái Bình: Đường Trần Hưng Đạo - Tp. Thái Bình - tỉnh Thái Bình
Địa chỉ học kế toán tại Quảng Ninh: Đường Nguyễn Văn Cừ - TP Hạ Long - Quảng Ninh.
Địa chỉ học kế toán tại Hà Nam: Đường Quy Lưu, phường Minh Khai, TP. Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
CƠ SỞ ĐÀO TẠO TẠI MIỀN TRUNG
Địa chỉ học kế toán tại Đà Nẵng: Trần Cao Vân, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
Địa chỉ học kế toán tại Vũng Tàu: Nguyễn Du, phường 1, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
CƠ SỞ ĐÀO TẠO TẠI PHÍA NAM
Địa chỉ học kế toán tại Thủ Đức: Số 35 Lê Văn Chí - Q. Thủ Đức - Tp. Hồ Chí Minh.
Địa chỉ học kế toán tại Bình Dương: Đường Hoàng Hoa Thám - TP Thủ Dầu Một - tỉnh Bình Dương.
Địa chỉ học kế toán tại Biên Hòa: Hà Huy Giáp, phường Quyết Thắng, TP. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai.
CƠ SỞ ĐÀO TẠO TẠI MIỀN TÂY
Địa chỉ học kế toán tại Cần Thơ (cs chính thức): Đường Nguyễn Trãi, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ
Địa chỉ học kế toán tại An Giang: Đường Lý Thái Tổ, phường Mỹ Xuyên, tp Long Xuyên, tỉnh An Giang
Địa chỉ học kế toán tại Tiền Giang: Đường Thái Sanh Hạnh, TP Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang
Để lại một bình luận