Hỏi: Em đang làm báo cáo tài chính năm 2016 nhưng phát hiện ra báo cáo tài chính năm 2015 kế toán trước làm sai rất nhiều nên không lấy số cuối kỳ chuyển sang năm 2016 được. Vậy giờ em làm lại báo cáo 2015 và nộp lại có được không ạ? Có phải làm công văn giải trình với cơ quan thuế và có bị phạt không? Em cảm ơn nhiều!
Trung tâm Kế toán Hà Nội trả lời:
Doanh nghiệp được nộp lại BCTC khi có sai xót cần điều chỉnh
Nếu doanh nghiệp rà soát và phát hiện ra báo cáo tài chính của các năm bị sai sót thì được kê khai điều chỉnh bổ sung nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế; nếu cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã ban hành kết luận, quyết định xử lý về thuế sau kiểm tra, thanh tra thì người nộp thuế được khai bổ sung, điều chỉnh.
(Theo quy định tại khoản 5 Điều 10 Thông tư số 156/2013/TT-BTC)
Theo hướng dẫn của các công văn:
+ Công văn số 51140/CT-HTr ngày 5/8/2015 của Cục Thuế TP. Hà Nội về việc kê khai bổ sung hồ sơ thuế
+ Công văn số 18357/CT-HTr ngày 11/4/2016 của Cục Thuế TP. Hà Nội về chính sách thuế
Thì việc điều chỉnh sai sót của BCTC được chia ra làm hai trường hợp như sau:
– Trường hợp, Báo cáo tài chính có sai sót gây ảnh hưởng đến số thuế TNDN phải nộp thì đơn vị làm hồ sơ khai bổ sung (mẫu số 01/KHBS kèm theo thông tư số 156/2013/TT-BTC) bổ sung, điều chỉnh số liệu trên Tờ khai quyết toán thuế TNDN của năm có sai sót (mẫu số 03/TNDN kèm theo thông tư số 156/2013/TT-BTC) kèm theo Báo cáo tài chính đã được bổ sung, sửa đổi.
– Trường hợp, Báo cáo tài chính có sai sót nhưng không ảnh hưởng đến số thuế TNDN phải nộp thì đơn vị được phép khai bổ sung số liệu trên Báo cáo tài chính và nộp lại cho cơ quan thuế, không phải lập Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS.
Vậy là, Nếu công ty bạn phát hiện ra báo cáo tài chính của các năm trước bị sai sót thì thực hiện làm lại báo cáo tài chính cho thành đúng và thực hiện nộp lại báo cáo tài chính qua mạng cho cơ quan thuế
Trường hợp, sai sót đó làm ảnh hưởng đến doanh thu và chi phí => ảnh hưởng đến số thuế TNDN phải nộp thì phải kê khai điều chỉnh bổ sung cả tờ khai quyết toán thuế TNDN (mẫu 03/TNDN) nữa.
Lưu ý: Chúng ta có thể làm sẵn 1 văn bản giải trình lý do vì sao lại nộp lại BCTC – Tức là liệt kê các sai sót và các số liệu hoặc thông tin đã được điều chỉnh trên BCTC để giải trình khi CQT yêu cầu (tránh trường hợp chúng ta không nhớ vì sao lại điều chỉnh và nộp lại BCTC hay sai sót ở những chỉ tiêu nào) – Văn bản giải trình này các bạn lưu tại DN thôi, Nếu CQT có yêu cầu xuất trình hoặc nộp cho CQT thì chúng ta mới thực hiện.
Nộp lại báo cáo tài chính có bị phạt không?
– TH1: Nếu không ảnh hưởng đến số thuế TNDN thì doanh nghiệp không bị phạt khi nộp lại báo cáo tài chính.
– TH2: Nếu sai sót làm ảnh hưởng đến số thuế TNDN, có sự chênh lệnh giữa số đã báo cáo và số điều chỉnh thì:
+ Nếu có số thuế TNDN nộp thừa thì doanh nghiệp được bù trừ vào những kỳ sau số thuế TNDN đã nộp thừa.
+ Nếu có số thuế TNDN nộp thiếu thì doanh nghiệp phải nộp thêm số thuế nộp thiếu, và bị tính tiền chậm nộp tính từ thời điểm phát sinh đến khi thực hiện nộp nốt số thuế phải nộp đó.
Sau đây, Kế Toán Hà Nội xin được trích dẫn công văn để các bạn tham khảo:
Cục thuế TP Hà Nội nhận được phiếu chuyển số 202/PC-TCT ngày 30/3/2016 của Tổng cục Thuế về việc hướng dẫn chính sách thuế đối với thư hỏi của Độc giả Lê Thị Huyền (Địa chỉ: Hà Nội; Email: le_huyen_2585@yahoo.com; SĐT: 0983421063) do Cổng thông tin điện tử – Bộ Tài chính chuyển đến. Cục thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
Căn cứ Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ:
– Tại Điều 5 quy định về văn bản giao dịch với cơ quan thuế như sau:
“Điều 5. Văn bản giao dịch với cơ quan thuế
1. Văn bản giao dịch với cơ quan thuế bao gồm tài liệu kèm theo hồ sơ thuế, công văn, đơn từ và các tài liệu khác do người nộp thuế, tổ chức được ủy nhiệm thu thuế và các tổ chức, cá nhân khác gửi đến cơ quan thuế. Đối với những văn bản, hồ sơ phải nộp cơ quan thuế theo quy định thì người nộp thuế nộp 01 bộ.
2. Văn bản giao dịch với cơ quan thuế phải ký, ban hành đúng thẩm quyền; thể thức văn bản, chữ ký, con dấu trên văn bản phải thực hiện theo quy định của pháp luật về công tác văn thư.
3. Văn bản giao dịch với cơ quan thuế được thực hiện thông qua giao dịch điện tử thì phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
– Tại Khoản 5 Điều 10 quy định về khai bổ sung hồ sơ khai thuế như sau:
“5. Khai bổ sung hồ sơ khai thuế
a) Sau khi hết hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định, người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế.
…
Hồ sơ khai thuế bổ sung được nộp cho cơ quan thuế vào bất cứ ngày làm việc nào, không phụ thuộc vào thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của lần tiếp theo, nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế; nếu cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã ban hành kết luận, quyết định xử lý về thuế sau kiểm tra, thanh tra thì người nộp thuế được khai bổ sung, điều chỉnh…”
b) Hồ sơ khai bổ sung
– Tờ khai thuế của kỳ tính thuế bị sai sót đã được bổ sung, điều chỉnh;
– Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS ban hành kèm theo Thông tư này (trong trường hợp khai bổ sung, điều chỉnh có phát sinh chênh lệch tiền thuế);
– Tài liệu kèm theo giải thích số liệu trong bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh.
c) Các trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế
c.1) Trường hợp người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế không làm thay đổi tiền thuế phải nộp, tiền thuế được khấu trừ, tiền thuế đề nghị hoàn thì chỉ lập Tờ khai thuế của kỳ tính thuế có sai sót đã được bổ sung, điều chỉnh và gửi tài liệu giải thích kèm theo, không phải lập Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS.
c.2) Trường hợp người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm tăng tiền thuế phải nộp thì lập hồ sơ khai bổ sung và tự xác định tiền chậm nộp căn cứ vào số tiền thuế phải nộp tăng thêm, số ngày chậm nộp và mức tính chậm nộp theo quy định. Trường hợp người nộp thuế không tự xác định hoặc xác định không đúng số tiền chậm nộp thì cơ quan thuế xác định số tiền chậm nộp và thông báo cho người nộp thuế biết.
c.3) Trường hợp người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm tiền thuế phải nộp thì lập hồ sơ khai bổ sung. Số tiền thuế điều chỉnh giảm được tính giảm nghĩa vụ thuế phải nộp, nếu đã nộp NSNN thì được bù trừ vào số thuế phải nộp của kỳ sau hoặc được hoàn thuế.”
– Tại Điểm b Khoản 4 Điều 12 quy định về hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
“b) Hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:
b.1) Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu số 03/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này.
b.2) Báo cáo tài chính năm hoặc Báo cáo tài chính đến thời điểm có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động.
b.3) Một hoặc một số phụ lục kèm theo tờ khai ban hành kèm theo Thông tư này (tùy theo thực tế phát sinh của người nộp thuế):
…”
Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp báo cáo tài chính của Công ty Độc giả Lê Thị Huyền có sai sót thì được khai bổ sung. Hồ sơ khai thuế bổ sung được nộp cho cơ quan thuế vào bất cứ ngày làm việc nào, không phụ thuộc vào thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của lần tiếp theo, nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.
– Trường hợp, Báo cáo tài chính có sai sót gây ảnh hưởng đến số thuế TNDN phải nộp thì đơn vị làm hồ sơ khai bổ sung (mẫu số 01/KHBS kèm theo thông tư số 156/2013/TT-BTC) bổ sung, điều chỉnh số liệu trên Tờ khai quyết toán thuế TNDN của năm có sai sót (mẫu số 03/TNDN kèm theo thông tư số 156/2013/TT-BTC) kèm theo Báo cáo tài chính đã được bổ sung, sửa đổi.
– Trường hợp, Báo cáo tài chính có sai sót nhưng không ảnh hưởng đến số thuế TNDN phải nộp thì đơn vị được phép khai bổ sung số liệu trên Báo cáo tài chính và nộp lại cho cơ quan thuế, không phải lập Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS.
Công ty của Độc giả Lê Thị Huyền đã đăng ký kê khai thuế điện tử thì thực hiện việc nộp hồ sơ thuế qua mạng và tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Mai Sơn
Bạn đang xem: https://daotaoketoanhn.edu.vn/nop-lai-btct-khi-co-sai-xot-4312/
09848748** viết
cho tôi hỏi, do sơ suất đáng tôi nộp BCTC B01-DNN thì tôi làm nhầm sang TT/24/2017-TTBTC. vậy giờ tôi có thể làm lại BCTC 2020 theo B01-DNN và giải trình như nào với cơ quan thế020 là DNN thì tôi lại làm theo TT24