Kế toán Hà Nội tổng hợp những quy định chế độ thai sản mới nhất 2019: Điều kiện hưởng, thủ tục hồ sơ, mức hưởng và thời gian hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con, nhận nuôi con. Mời các bạn tham khảo:
Căn cứ pháp lý:
– Luật bảo hiểm xã hội năm 2014;
– Nghị định số 115/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;
– Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ( Mục 2) quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.
I-ĐIỀU KIỆN HƯỞNG:
Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc 1 trong các trường hợp sau:
Lao động nữ mang thai
Lao động nữ sinh con
Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ
NLĐ nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi
–Phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi thì sẽ được hưởng chế độ thai sản
– Lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của bệnh viện có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con (quy định Mục 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.)
Người LĐ đủ 02 điều kiện trên mà chấm dứt hợp đồngLĐ, hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định
Ngoài ra, khi người lao động nữ sinh con đáp ứng điều kiện này mà chấm dứt hợp đồng lao động sẽ được hưởng các chế độ thai sản quy định tại Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014: Thời gian hưởng chế độ khi sinh con, trợ cấp một lần khi sinh con, múc hưởng chế độ thai sản.
Thời gian 12 tháng trước khi sinh con theo hướng dẫn của Khoản 1 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH được xác định như sau:
+ Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
+ Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng BHXH, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Mình nêu 02 ví dụ này để các bạn dễ hình dung nhé :
Ví dụ 1: Chị A sinh con ngày 18/1/2019 và tháng 01 /2019 có đóng BHXH thì : Thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 02/2018 đến tháng 1/2019.Nếu trong thười gian này chi A đã đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ quan có thẩm quyền thì chị A được hưởng chế độ theo quy định
Ví dụ 2: Tháng 7/2019, Chị B chấm dứt hợp đồng LĐ và sinh con ngày 12/12/2019 thì thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 12/2018 đến tháng 11/2019. Nếu trong thời gian này chị B đã đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ quan có thẩm quyền thì chị A được hưởng chế độ theo quy định.
Điều kiện hưởng trợ cấp 1 lần khi sinh con:
– Đối với trường hợp chỉ có bố tham gia BHXH thì bố phải tham gia BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con
– Đối với người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ phải tham gia BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con
II- THỦ TỤC HỒ SƠ CHẾ ĐỘ THAI SẢN:
Đối với lao động nữ sinh con, lao động nam có vợ sinh con:
– Bản sao Giấy Khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con
– Mẫu C70-HD ( QĐ 636/QĐ-BHXH)
– Danh sách LĐ tham gia BHXH , BHYT mẫu D02-TS
III- THỜI GIAN GIẢI QUYẾT:
a) Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc , NLĐ nộp hồ sơ cho Người SDLĐ
b) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngay nhận đủ hồ sơ từ người lao động, Người sd LĐ có trách nhiệm lập hồ sơ cho cơ quan BHXH
c) Trách nhiệm giải quyết của cơ quan BHXH:
– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sd LĐ, cơ quan BHXH phải giả quyết và chi trả cho NLĐ
III- THỜI GIAN HƯỞNG CHẾ ĐỘ THAI SẢN KHI SINH CON:
– LĐ nữ sinh con được nghỉ trước và sau sinh 06 tháng, trường hợp sinh đôi từ con thứ 2 trở đi cứ mỗi con người mẹ được nghỉ 01 tháng
– Thời gian nghỉ hưởng chế độ TS trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng
Ngoài ra còn các chế độ khám thai, sẩy thai, Nạo hút thai , Chế độ của bố các bạn có thể tìm hiểu thêm tùy từng trường hợp cụ thể để áp dụng
IV- MỨC HƯỞNG CHẾ ĐỘ TS NĂM 2019:
– Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng liền kề nhất trước khi nghỉ việc.Nếu thời gian đóng BHXH không liên tục thì được cộng dồn
– Trường hợp LĐ nữ đi làm cho đến thời điểm sinh con mà tháng sinh con mà tháng sinh con được tính vào thơi gian 12 tháng trước khi sinh thì mức bình quân tiền lương tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ việc bao gồm cả tháng sinh con.
NHƯ VẬY :
Khi sinh con hoặc nhận nuôi con dưới 06 tháng tuổi thì mức hưởng như sau :
1) Trợ cấp 01 lần cho mỗi con = 2 lần mức lương cơ sở
– Mức lương cơ sở: Từ ngày 01/01/2019- 30/6/2019 là: 1.390.000đ/tháng*2=2.780.000đ.Từ ngày 1/7/2019 trở đi 1.490.000đ*2=2.980.000đ
2) Mức hưởng 06 tháng= 100% mức lương bình quân đóng BHXH 6 tháng liền kề nhất trước khi nghỉ việc:
VD : Bạn Tham gia BHXH với mức lương 8.000.000/tháng-à Mức hưởng chế độ thai sản là: 8.000.000*6= 48.000.000
– TỔNG CỘNG 2 KHOẢN BẠN ĐƯỢC HƯỞNG LÀ: 48.000.000+2.780.000=50.780.000Đ
Nhận làm dịch vụ BHXH trọn gói tại Hà Nội uy tín, chất lượng, giá rẻ! Liên hệ 0973.946.715 để được tư vấn trực tiếp
Để lại một bình luận