Hàng tồn kho là gì? Kế toán Hà Nội hướng dẫn tính giá trị hàng tồn kho theo các phương pháp khác nhau: phương pháp bình quân gia quyền, thực tế đích danh, nhập trước, xuất trước; nhập sau, xuất trước.
Việc những loại hàng hóa giống nhau nhưng được mua với những mức giá khác nhau làm phát sinh vấn đề là sử dụng trị giá vốn nào cho hàng hoá tồn kho cuối kỳ và trị giá vốn nào cho hàng hoá bán ra.
Theo chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho thì chúng ta có các phương pháp tính giá trị hàng xuất kho như sau:
- Phương pháp bình quân gia quyền.
- Phương pháp tính theo giá đích danh.
- Phương pháp nhập trước, xuất trước.
- Phương pháp nhập sau, xuất trước.
Hướng dẫn các bạn cách tính giá xuất kho hàng bán theo những phương pháp này với những ví dụ cụ thể.
1. Phương pháp giá bình quân gia quyền (hay được các DN sử dụng)
Theo phương pháp này giá xuất kho hàng hoá được tính theo đơn giá bình quân (bình quân cả kỳ dự trữ, bình quân cuối kỳ trước, bình quân sau mỗi lần nhập)
Giá thực tế nguyên vật liệu, hàng hoá xuất dùng = Số lượng xuất dùng X Giá đơn vị bình quân
Giá đơn vị bình quân được xác định bằng nhiều cách:
* Phương pháp giá bình quân cả kỳ dự trữ.
Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có ít doanh điểm nhưng số lần nhập, xuất mặt hàng lại nhiều, căn cứ vào giá thực tế, tồn đầu kỳ để kế toán xác định giá bình quân của một đơn vị sản phẩm, hàng hoá.
VD: Tồn đầu kỳ NVL B: 2000 kg đơn giá 2000đ/kg
Nhập trong kỳ NVL B: 7000kg đơn giá 1700đ/kg
Bài giải: Cuối kỳ tính
Đơn giá bình quân 1 kg = ((2000 x 2000) + (7000 x 1700)) / (2000 + 7000) = 1766 đ/kg
* Phương pháp bình quân cuối kỳ trước:
Phương pháp này khá đơn giản và phản ánh kịp thời tình hình biến động của nguyên vật liệu, hàng hoá. Tuy nhiên lại không chính xác vì không tính đến sự biến động của giá cả.
* Phương pháp đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập
– Ưu điểm: Phương pháp này khắc phục được nhược điểm của hai phương pháp trên, vừa chính xác, vừa cập nhập được thường xuyên liên tục.
– Nhược điểm của phương pháp này là tốn nhiều công sức, tính toán nhiều lần
Ví dụ: Ngày 1/1 tồn kho NVL A: 3.000kg đơn giá 1.000đ/kg
Ngày 3/1 nhập kho NVL A: 2.000kg đơn giá 1.100đ/kg
Ngày 4/1 xuất kho NVL A: 4.000kg
Ngày 5/1 nhập kho NVL A: 3.000kg đơn giá 1.080đ/kg
Ngày 6/1 xuất kho NVL A: 3000kg
Bài giải:
Xác định đơn giá bình quân 1kg NVLA
A = (3.000 x 1.000) + (2.000 x 1.100)/ (3000 + 2000) = 1.040 đ/kg
Ngày 4/1 xuất đi 4.000 x 1.040 = 4.160.000
Vậy tồn kho (3.000 x 1.000) + (2.000 x 1.100) – 4.160.000 = 1.040.000
Ngày 5/1 nhập = 1040.000 + (3.000 x 1.080)/ (1000 + 3000) = 1.070 đ/kg
Ngày 6/1 Xuất 2.000kg => 3.000 x 1.070 = 3.210.000 đ/kg
2. Phương pháp Nhập trước – xuất trước:
Hàng hoá nào nhập trước thì xuất trước, xuất hết số nhập trước rồi mới đến số nhập sau theo giá thực tế của từng lần nhập. Do vậy hàng hoá tồn kho cuối kỳ sẽ là giá thực tế của số vật liệu mua vào trong kỳ. Phương pháp thích hợp trong trường hợp giá cả ổn định hoặc có xu hướng giảm.
Thường các doanh nghiệp kinh doanh về thuốc,mỹ phẩm…
– Ưu điểm: Có thể tính được ngay trị giá vốn hàng xuất kho từng lần xuất hàng, do vậy đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán ghi chép các khâu tiếp theo cũng như cho quản lý. Trị giá vốn của hàng tồn kho sẽ tương đối sát với giá thị trường của mặt hàng đó. Vì vậy chỉ tiêu hàng tồn kho trên bán cáo kế toán có ý nghĩa thực tế hơn.
– Nhược điểm: Làm cho doanh thu hiện tại không phù hợp với những khoản chi phí hiện tại.Theo phương pháp này doanh thu hiện tại được tạo ra bởi giá trị sản phẩm, vật tư, hàng hóa đã có được từ cách đó rất lâu. Đồng thời nếu số lượng, chủng loại mặt hàng nhiều, phát sinh nhập xuất liên tục dẫn đến những chi phí cho việc hạch toán cũng như khối lượng công việc sẽ tăng lên rất nhiều.
Ví dụ thực tế: Tình hình nhập xuất trong tháng 2 của công ty A như sau:
Đầu kỳ tồn kho: 5 chiếc xe lifan, đơn giá 10.000.000đ
Ngày 01/2 nhập : 20 chiếc xe lifan, đơn giá 11.000.000đ/chiếc
Ngày 08/2 nhập : 10 chiếc xe lifan, đơn giá 12.000.000đ/chiếc
xuất : 15 chiếc xe lifan
Ngày 22/2 xuất : 15 chiếc xe lifan
Bài giải
Tính nhập trước – Xuất trước: trước hết căn cứ số lượng xuất kho để tính giá thực tế hàng xuất kho theo nguyên tắc lấy hết số lượng và đơn giá nhập kho lần trước, xong mới lấy đến số lượng và đơn giá nhập lần sau, làm giá thực tế của từng lần xuất:
Giá trị vật tư xuất trong kỳ:
Ngày 08/2 xuất kho: 5 x 10.000.000 + 10 x 11.000.000 = 160.000.000 đ
Ngày 22/2 xuất kho: 10 x 11.000.000 + 5 x 12.000.000 =170.000.000 đ
3. Nhập sau – xuất trước:
Hàng hoá nào mua vào sau cùng sẽ được xuất trước. Phương pháp này ngược với phương pháp trên, chỉ thích hợp với giai đoạn lạm phát.
Thường các doanh nghiệp kinh doanh về xây dựng…
– Ưu điểm :Với phương pháp này chi phí của lần mua gần nhất tương đối sát với trị giá vốn của hàng thay thế. Việc thực hiện phương pháp này sẽ đảm bảo được yêu cầu của nguyên tắc phù hợp trong kế toán
– Nhược điểm: Trị giá vốn của hàng tồn kho cuối kỳ có thể không sát với giá thị trường của hàng thay thế
VD: Tình hình nhập xuất trong tháng 3 của công ty A như sau:
Đầu kỳ tồn kho: 5 chiếc xe lifan, đơn giá 10.000.000đ
Ngày 01/3 nhập : 20 chiếc xe lifan, đơn giá 11.000.000đ/chiếc
Ngày 10/3 xuất : 15 chiếc xe lifan
nhập : 10 chiếc xe lifan, đơn giá 12.000.000đ/chiếc
Ngày 28/3 xuất : 17 chiếc xe lifan
Bài giải:
Tính nhập sau – xuất trước: trước hết căn cứ số lượng xuất kho để tính giá thực tế hàng xuất kho theo nguyên tắc lấy hết số lượng và đơn giá lần nhập sau cùng trước khi xuất, sau đó mới lấy đến số lượng và đơn giá lần nhập trước đó, tính giá thực tế của từng lần xuất:
Giá trị vật tư xuất trong kỳ:
Ngày 10/3 xuất kho: 10 x 12.000.000 + 5 x 11.000.000 = 175.000.000 đ
Ngày 28/3 xuất kho: 15 x 11.000.000 + 2 x 10.000.000 = 185.000.000 đ
4. Phương pháp giá thực tế đích danh:
Theo phương pháp này sản phẩm, vật tư, hàng hoá xuất kho thuộc lô hàng nhập nào thì lấy đơn giá nhập kho của lô hàng đó để tính. Đây là phương án tốt nhất, nó tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán; chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế. Giá trị của hàng xuất kho đem bán phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra. Hơn nữa, giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng theo giá trị thực tế của nó.
Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt khe, chỉ những doanh nghiệp kinh doanh có ít loại mặt hàng, hàng tồn kho có giá trị lớn, mặt hàng ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện được thì mới có thể áp dụng được phương pháp này. Còn đối với những doanh nghiệp có nhiều loại hàng thì không thể áp dụng được phương pháp này.
– Ưu điểm: Đây là phương án tốt nhất, nó tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán, chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế. Giá trị của hàng xuất kho đem bán phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra: Giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng theo giá trị thực tế của nó.
– Nhược điểm: Việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt khe chỉ những doanh nghiệp kinh doanh có ít loại mặt hàng, hàng tồn kho có giá trị lớn, mặt hàng ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện được thì mới có thể áp dụng được phương pháp này: Đối với những doanh nghiệp có nhiều loại hàng thì không thể áp dụng được phương pháp này.
Ví dụ: Tình hình nhập xuất trong tháng 10 của công ty A như sau:
Tồn đầu kho: NVL A:1000kg x 10.500 đ/kg
NVL B: 500kg x 12.000 đ/kg
Ngày 03/10 nhập kho NVL A: 2.500 kg, đơn giá 10.600 đ/kg
Ngày 10/10 nhập kho NVL B: 1.500kg, đơn giá 12.500 đ/kg
xuất kho NVL A: 2.000kg
Ngày 15/10 xuất kho NVL B: 1.500kg
Ngày 25/10 xuất kho NVL A: 1.000kg
Bài giải
Giá trị xuất trong kỳ:
Ngày 10/10 xuất kho NVL A: 2.000 x 10.600 = 21.200.000 đ
Ngày 15/10 xuất kho NVL B: 1.500 x 12.500 = 18.750.000 đ
Ngày 25/10 xuất kho NVL A: 1.000 x 10.500 = 10.500.000 đ
Chú ý : Trên thực tế phải căn cứ vào hoạt động của DN kế toán có thể lựa chọn các phương pháp tính giá trị hàng tồn kho sao cho thuận lợi trong quá trình tính toán và phỉa sử dụng đúng nguyên tắc nhất quán trong hạch toán. Trường hợp nếu có thay đổi phương pháp phải có giải thích rõ ràng bằng văn bản để gửi về cơ quan thuế nhưng phải thực hiện tối thiểu là 6 tháng.
CÔNG TY KẾ TOÁN HÀ NỘI
Chuyên dạy học thực hành kế toán tổng hợp thực tế
Ms Huế – 0973 946 715
Nguyễn Thị Len viết
Tínnh giúp mình nhé. tháng 3 nhập 600kg. ăn hết 578,5kg. tồn kho tháng 3 là 50kg. trong khi tồn kho tháng 2 là 28,5kg. hỏi sói lượng gạo thừa thang 3 là bao nhiêu
Trung tâm kế toán Hà Nội viết
Chào bạn, mọi thắc mắc về nghiệp vụ kế toán, thuế bạn liên hệ tổng đài 19006246 của Kế toán Hà Nội để được tư vấn trực tiếp!
09635249xx viết
tính giúp mình nhé. nhap gao nep 60kg. tháng 3 ăn gạo nếp hết 71kg. tồn kho gạo nếp 20kg. tính tồn kho gạo nếp tháng 2
tình gúip mình bài toán này nữa nhé. tháng 3 nhập gạo tẻ là 600kg . gạo ăn tháng 3 là 578,5kg. mà gạo tồn tháng 3 là 50kg. trong khi đó gao tồn tháng 2 là 28,5kg. tính gạo thừa tháng 3
Trương Kiều Dung viết
Hàng hóa A được mua với giá 600.000.000 đồng. Hàng này ước tính có thể được bán với giá 550.000.000 đồng, chi phí bán hàng ước tính là 20.000.000 đồng. Giá bán của sản phẩm tương tự trên thị trường là 525.000.000 đồng. Giá trị của hàng tồn kho được trình bày trên Bảng cân đối kế toán là:
Thu Hương viết
Cách tính tổng giá trị xuất kho trong tháng thì tính sao ạ.