Ngày 16/7/2015 Bộ tài chính ban hành quyết định 1276 quy chế giải quyết trước khi ký biên bản thanh tra, kiểm tra nhằm giảm thiểu khả năng doanh nghiệp có thể khiếu nại các đoàn thanh tra, kiểm tra thuế liên doanh đến những vấn đề có những cách hiểu khác nhau giữa doanh nghiệp và cơ quan thuế. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 16/7/2015 các doanh nghiệp, kế toán viên cần lưu ý.

Nội dung quyết định 1276 / QĐ-TCT

Quy chế

Giải quyết trước khi ký biên bản thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế đối với những trường hợp có khả năng khiếu nại.

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1276/QĐ-TCT ngày 16 tháng 07 năm 2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế)

Quy chế giải quyết trước khi ký biên bản thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế đối với những trường hợp có khả năng khiếu nại nhằm hạn chế việc đoàn thanh tra, kiểm tra xử lý không đúng quy định của pháp luật thuế, gây phiền hà, khó khăn cho người nộp thuế. Quy chế này không làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của người nộp thuế khi thực hiện khiếu nại các quyết định hành chính thuế. Vì những vấn đề có sự khác nhau về cách hiểu giữa người nộp thuế và cơ quan thuế đã được cơ quan thuế các cấp trao đổi, thống nhất từ trước khi người nộp thuế thực hiện khiếu nại, nên hạn chế được việc khiếu nại của người nộp thuế sau khi đã ký biên bản thanh tra, kiểm tra và kết luận thanh tra, kiểm tra, quyết định xử lý về thuế.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định về đối tượng, nguyên tắc xử lý, trình tự thủ tục giải quyết những trường hợp có khả năng khiếu nại trước khi ký biên bản thanh tra, kiểm tra đối với các cuộc thanh tra, kiểm tra do Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế (gọi tắt là cơ quan thuế) tiến hành tại trụ sở người nộp thuế.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy chế này áp dụng đối với cơ quan thuế các cấp; Người ra quyết định thanh tra, kiểm tra; Lãnh đạo bộ phận thanh tra, kiểm tra; Bộ phận khác; Trưởng đoàn và các thành viên đoàn thanh tra, kiểm tra.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Công chức trực tiếp thanh tra, kiểm tra (hay còn gọi là thành viên đoàn thanh tra, kiểm tra) là công chức có tên trong quyết định thanh tra, kiểm tra và thực hiện thanh tra, kiểm tra theo sự phân công của trưởng đoàn tại trụ sở người nộp thuế.

2. Lãnh đạo bộ phận thanh tra, kiểm tra là lãnh đạo bộ phận trực tiếp phụ trách trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra; tại Tổng cục Thuế là lãnh đạo Vụ (Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng); tại Cục Thuế là lãnh đạo Phòng (Trưởng phòng, Phó trưởng phòng); tại Chi cục Thuế là lãnh đạo Đội (Đội trưởng, Phó đội trưởng). Trường hợp các đoàn thanh tra, kiểm tra do thủ trưởng cơ quan thuế thành lập trên cơ sở phối hợp giữa các bộ phận và giao cho một đơn vị chủ trì làm đầu mối tổng hợp báo cáo thì trưởng các đoàn thanh tra, kiểm tra nếu có vướng mắc thì báo cáo và xin ý kiến lãnh đạo đơn vị chủ trì.

3. Bộ phận khác: Tại Tổng cục Thuế là các Vụ và đơn vị tương đương thuộc và trực thuộc Tổng cục Thuế; tại Cục Thuế là các Phòng; tại Chi cục Thuế là các Đội.

4. Người ra quyết định thanh tra, kiểm tra là Lãnh đạo cơ quan thuế.

5. Lãnh đạo cơ quan thuế: Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng; Cục trưởng, Phó Cục trưởng; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng.

6. Cơ quan thuế: Tổng cục Thuế, Cục Thuế và Chi cục Thuế.

7. Từ cấp dưới lên cấp trên: Từ Công chức trực tiếp thanh tra, kiểm tra đến Trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra; từ Trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra đến Lãnh đạo bộ phận thanh tra, kiểm tra; từ lãnh đạo bộ phận thanh tra, kiểm tra đến người ra quyết định thanh tra, kiểm tra; từ Chi cục Thuế đến Cục Thuế; từ Cục Thuế đến Tổng cục Thuế; từ Tổng cục Thuế đến Bộ Tài chính.

8. Trường hợp thời hạn được tính bằng “ngày” thì tính liên tục theo ngày dương lịch, kể cả ngày nghỉ theo quy định.

9. Trường hợp thời hạn được tính bằng “ngày làm việc” thì tính theo ngày làm việc của cơ quan hành chính nhà nước trừ ngày nghỉ theo quy định.

10. Biên bản xác nhận số liệu là biên bản xác nhận của từng thành viên trong đoàn thanh tra, kiểm tra với đại diện hợp pháp của người nộp thuế.

Điều 4. Nguyên tắc xử lý

Đối với các trường hợp qua thanh tra, kiểm tra có khả năng khiếu nại việc xử lý theo nguyên tắc sau:

1. Theo đúng trình tự quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật và nội dung quy chế này.

2. Thực hiện từ cấp dưới lên cấp trên.

3. Không giải quyết các văn bản gửi vượt cấp.

4. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế theo Luật thanh tra; Luật quản lý thuế; quy trình thanh tra; kiểm tra và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Tải quyết định TẠI ĐÂY

Kế toán Hà Nội – Chuyên đào tạo kế toán trên hóa đơn, chứng từ thực tế!