Rất nhiều thắc mắc của các bạn hỏi về phụ cấp xăng xe, chi phí đi lại có được miễn thuế thu nhập cá nhân (TNCN)? Bài viết dưới đây, Kế toán Hà Nội sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề trên nhé: 

Phu-cap-xang-xe

Phụ cấp xăng xe đi lại có được miễn thuế TNCN

Phụ cấp xăng xe là một khoản hỗ trợ đi lại cho người lao động. Trong doanh nghiệp nó có thể xuất hiện dưới dạng công tác phí hoặc được chi trả cố định hàng tháng trên bảng lương cho người lao động.

Các khoản thu nhập chịu thuế hay được miễn thuế TNCN được quy định khá chi tiết tại điều 2 của thông tư 111/2013/TT-BTC

Tuy nhiên, tại điểm đ4, khoản 1, điều 2 của thông tư 111/2013/TT-BTC chỉ quy định:

Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,…

Mà lại không nhắc đến khoản tiền xăng xe hay phụ cấp đi lại:

Vào thời điểm năm 2016, thì cục thuế TP HCM cũng có các công văn:

+ Công văn số 6587/CT-TTHT ngày 12/7/2016, hướng dẫn: trường hợp Công ty có phụ cấp tiền xăng xe cho người lao động hàng tháng nhưng không phải công tác phí thì khoản phụ cấp này phải chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công.
+ Công văn số 6626/CT-TTHT ngày 13/7/2016 hướng dẫn:  trường hợp hàng tháng Công ty có chi trả phụ cấp tiền xăng xe cho người lao động và được tính trong tiền lương, tiền công thì khoản phụ cấp này là thu nhập từ tiền lương, tiền công phải chịu thuế TNCN.

Và đến ngày 25/5/2017 Tổng cục Thuế đã ban hành Công văn số 2192/TCT-TNCN về khoản khoán chi xăng xe theo mức cố định hàng tháng cho nhân viên

Theo đó: chi phí xăng xe cho người lao động theo mức cố định hàng tháng để phục vụ cho việc đi lại của cá nhân, không phải đi công tác thì khoản khoán chi phí xăng xe này không được miễn thuế TNCN.
Vậy là:
+ Nếu phụ cấp xăng xe, chi phí đi lại thuộc về công tác phí thì được Miễn thuế TNCN
+ Còn nếu khoản tiền phụ cấp xăng xe, phụ cấp đi lại được hưởng cố định hàng tháng trên bảng lương thì khi nhận khoản tiền này sẽ bị tính vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế TNCN (tức là không được miễn thuế)