Trung tâm kế toán Hà Nội gửi tới các bạn mẫu sổ Nhật ký – Sổ cái S01-DNN theo Thông từ 133/2016/TT-BTC, cũng như hướng dẫn bạn chi tiết cách ghi sổ này.
Mẫu sổ Nhật ký – Sổ cái theo Thông tư 133/2016/TT-BTC là sổ kế toán tổng hợp duy nhất dùng để phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian và hệ thống hóa theo nội dung kinh tế.
I. Mẫu Nhật ký – Sổ cái theo Thông tư 133/2016/TT-BTC.
Tải mẫu Nhật ký – Sổ cái về:
II. Nội dung, kết cấu và phương pháp ghi sổ của sổ Nhật ký – Sổ cái.
1. Nội dung.
– Nhật ký – Sổ Cái là sổ kế toán tổng hợp duy nhất dùng để phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian và hệ thống hóa theo nội dung kinh tế (Theo tài khoản kế toán).
– Số liệu ghi trên Nhật ký – Sổ Cái dùng để lập Báo cáo tài chính.
2. Kết cấu.
Nhật ký – Sổ Cái là sổ kế toán tổng hợp gồm 2 phần: Phần Nhật ký và phần Sổ Cái.
+ Phần Nhật ký: gồm các cột: Cột “Ngày, tháng ghi sổ”, cột “Số hiệu”, cột “Ngày, tháng” của chứng từ, cột “Diễn giải” nội dung nghiệp vụ và cột “Số tiền phát sinh”. Phần Nhật ký dùng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian.
+ Phần Sổ Cái: Có nhiều cột, mỗi tài khoản ghi 2 cột: cột Nợ, cột Có. Số lượng cột nhiều hay ít phụ thuộc vào số lượng các tài khoản sử dụng ở đơn vị kế toán. Phần Sổ Cái dùng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo nội dung kinh tế (Theo tài khoản kế toán).
3. Phương pháp ghi sổ.
– Ghi chép hàng ngày:
Hàng ngày, mỗi khi nhận được chứng từ kế toán, người giữ Nhật ký – Sổ Cái phải kiểm tra tính chất pháp lý của chứng từ. Căn cứ vào nội dung nghiệp vụ ghi trên chứng từ để xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có. Đối với các chứng từ kế toán cùng loại, kế toán lập “Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại”. Sau đó ghi các nội dung cần thiết của chứng từ kế toán hoặc “Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại” vào Nhật ký – Sổ Cái.
Mỗi chứng từ kế toán hoặc “Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại” được ghi vào Nhật ký – Sổ Cái trên một dòng, đồng thời cả ở 2 phần: Phần Nhật ký và phần Sổ Cái. Trước hết ghi vào phần Nhật ký ở các cột: Cột “Ngày, tháng ghi sổ”, cột “Số hiệu” và cột “Ngày, tháng” của chứng từ, cột “Diễn giải” nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh và căn cứ vào số tiền ghi trên chứng từ để ghi vào cột “số tiền phát sinh”. Sau đó ghi số tiền của nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào cột ghi Nợ, cột ghi Có của các tài khoản liên quan trong phần Sổ Cái, cụ thể:
– Cột F, G: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng của nghiệp vụ kinh tế;
– Cột H: Ghi số thứ tự dòng của nghiệp vụ trong Nhật ký – Sổ Cái;
– Từ cột 2 trở đi: Ghi số tiền phát sinh của mỗi tài khoản theo quan hệ đối ứng đã được định khoản ở các cột F, G.
Cuối tháng phải cộng số tiền phát sinh ở phần nhật ký và số phát sinh nợ, số phát sinh có, tính ra số dư và cộng lũy kế số phát sinh từ đầu quý của từng tài khoản để làm căn cứ lập Báo cáo tài chính.
=================
Kế toán Hà Nội liên tục tuyển sinh các khóa học kế toán tổng hợp thực tế, cam kết học xong có thể làm được công việc kế toán. Nhận làm dịch vụ kế toán trọng gói giá rẻ trên toàn quốc!
Liên hệ: 0973.936.715 để được tư vấn trực tiếp!!!
Để lại một bình luận