Theo chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho thì chúng ta có các phương pháp tính giá trị hàng xuất kho như sau:
- Phương pháp bình quân gia quyền.
- Phương pháp tính theo giá đích danh.
- Phương pháp nhập trước, xuất trước.
- Phương pháp nhập sau, xuất trước.
Sau đây KẾ TOÁN HÀ NỘI sẽ hướng dẫn các bạn cách tính giá xuất kho hàng bán theo phương pháp nhập trước – xuất trước (FIFO). Mời các bạn theo dõi:
1. Nội dung phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO).
Theo phương pháp này, giả thiết rằng số nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa nào nhập trước thì xuất trước, xuất hết số nhập trước mới đến số nhập sau theo giá thực tế của từng lô hàng xuất. Do đó nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa tồn kho cuối kỳ được tính theo đơn giá của những lần nhập kho cuối cùng.
Ví dụ: Tại công ty cổ phần Thép Thanh Bình trong tháng 7/2017 có số liệu như sau:
a) Tồn đầu kỳ: Bằng 0
b) Số liệu nhập kho hàng hóa trong tháng:
c) Trong tháng công ty xuất bán hàng với chi tiết như sau:
– Ngày 12/7/17 xuất bán 120 tấn thép 1,5 ly ; 40 tấn thép 2,3ly.
– Ngày 15/7/15 xuất bán 150 tấn thép 1,5 ly; 130 tấn thép 2,3ly.
Ngày 12/7/17
– Trị giá xuất bán 120 tấn thép 1,5 ly được xác định như sau: (100 tấn x 11 trđ ) + (20 tấn x 12 trđ) = 1.340 trđ.
– Trị giá xuất bán 40 tấn thép 2,3 ly được xác định như sau: 40 tấn x 10 trđ = 400 trđ.
Ngày 15/7/15
– Trị giá xuất bán 100 tấn thép 1,5 ly được xác định như sau: (30 tấn x 12 trđ) + (70 tấn x 13 trđ) = 1.270 trđ.
– Trị giá xuất bán 130 tấn thép 2,3 ly được xác định như sau: (10 tấn x 10 trđ) + (100 tấn x 11 trđ) + (20 tấn x 12 trđ) = 1.440 trđ.
2. Ưu điểm phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO)
Tính giá xuất kho theo phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO) có ưu điểm là giúp cho chúng ta có thể tính được ngay trị giá vốn hàng xuất kho từng lần xuất hàng, do vậy đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán ghi chép các khâu tiếp theo cũng như cho quản lý. Trị giá vốn của hàng tồn kho sẽ tương đối sát với giá thị trường của mặt hàng đó. Vì vậy chỉ tiêu hàng tồn kho trên báo cáo kế toán có ý nghĩa thực tế hơn.
3. Nhược điểm phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO)
Tính giá xuất kho theo phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO) có nhược điểm là làm cho doanh thu hiện tại không phù hợp với những khoản chi phí hiện tại. Theo phương pháp này, doanh thu hiện tại được tạo ra bởi giá trị sản phẩm, vật tư, hàng hoá đã có được từ cách đó rất lâu. Đồng thời nếu số lượng chủng loại mặt hàng nhiều, phát sinh nhập xuất liên tục dẫn đến những chi phí cho việc hạch toán cũng như khối lượng công việc sẽ tăng lên rất nhiều.
Chúc các bạn thành công!
Nếu các bạn có nhu cầu học kế toán tại Bình Dương, hãy liên hệ 0973.946.715 để được tư vấn trực tiếp nhé!
Trả lời